--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
21:15 | 27/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trải nghiệm sáng tác thơ Haiku trên nền tảng Zoom

Những người yêu thơ sẽ được trải nghiệm sáng tác thơ Haiku trên nền tảng Zoom cùng Câu lạc bộ Haiku Việt Hà Nội thời gian từ 09:00-11:00, ngày 05/06/2022.
Ra mắt video clip “Việt Nam: Đi Để Yêu! - Let’s shine and live fully”: Hãy cùng tỏa sáng và trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam Ra mắt video clip “Việt Nam: Đi Để Yêu! - Let’s shine and live fully”: Hãy cùng tỏa sáng và trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam
Liên hiệp Cần Thơ, Viện FNF và Đại học Cần Thơ ký kết ghi nhớ hợp tác Liên hiệp Cần Thơ, Viện FNF và Đại học Cần Thơ ký kết ghi nhớ hợp tác
Trải nghiệm sáng tác thơ Haiku trên nền tảng Zoom

Ban tổ chức sẽ tiếp nhận đăng ký đến 09:00 ngày 3/6 (Thứ Sáu) hoặc đến khi đủ số lượng đăng ký.

- Thời gian: 09:00-11:00, 05.06.2022 (Chủ nhật)

- Địa điểm: Online (Zoom + Livestream Facebook)

- Giảng viên: CLB Haiku Việt Hà Nội

- Nội dung:

+ Tìm hiểu lịch sử, đặc trưng thơ haiku Nhật Bản cùng PGS. TS Nguyễn Thị Mai Liên

+ Trải nghiệm đọc và sáng tác thơ haiku tiếng Việt cùng haijin Đinh Nhật Hạnh và TS Đinh Trần Phương

- Thông tin chi tiết xin truy cập: https://www.facebook.com/events/5836235043069802/

- Đăng ký tại: https://bit.ly/haikuWS (cổng đăng ký mở từ 09:00 Chủ nhật 29/5)

*Link đăng ký chỉ dành cho quý vị muốn tham gia trải nghiệm sáng tác thơ Haiku trên nền tảng Zoom. Trong trường hợp quý vị chỉ muốn nghe giảng, quý vị vui lòng đón xem chương trình qua livestream trên Facebook https://www.facebook.com/japanfoundation.vietnam/

Thơ haiku là một thể thơ độc đáo của thi quốc Nhật Bản. Thơ haiku có tiền thân là những thể thơ dân tộc như waka (hòa ca) và renga (liên ca). Thơ haiku Nhật Bản phát triển qua hai giai đoạn: cổ điển và hiện đại. Thơ haiku có hình thức ngắn gọn, giản dị. Mỗi bài thơ cổ điển chỉ bao gồm 17 âm tiết (thi thoảng mới có 19 âm) chia làm 3 dòng 5/7/5, cứ hai dòng hiệp vần chân với nhau, không yêu cầu đăng đối.

Do tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm nên 17 âm tiết chỉ tương đương trên dưới 10 từ. Vì vậy, thơ haiku không diễn giải, lí luận dông dài. Nhà thơ hầu như chỉ gọi tên, hoặc phác họa một hoặc một vài hình ảnh rồi thả chúng vào hư không. Thơ haiku vì thế hạn chế dùng động từ, tính từ, trạng từ. Đó là thơ của danh từ với nhiều khoảng trống như khoảng trắng trong tranh thủy mặc. Cảm xúc của nhà thơ haiku không bộc lộ trực tiếp, là trữ tình nén sâu. Đề tài của thơ haiku cổ điển thường là thiên nhiên qua bốn mùa nên gọi là quý đề (kidai). Mỗi bài thường có từ chỉ mùa trực tiếp hoặc gián tiếp gọi là quý ngữ (kigo). Thơ haiku hiện đại mở rộng phạm vi đề tài, có thể về xã hội, tình yêu… Chủ đề của thơ haiku cổ điển là những triết lí uyên áo mà dung dị của Phật giáo Thiền tông như tương giao và hòa hợp, vô ngã vô thường, bình đẳng vô sai biệt, khoảnh khắc thực tại… Do yêu cầu đơn giản về hình thức nên thơ haiku đã lan tỏa theo hướng toàn cầu hóa.

Thơ haiku của người Việt gần gũi với haiku hiện đại Nhật Bản hơn là haiku cổ điển. Người Việt không cố gắng viết những bài thơ haiku có cấu trúc 5/7/5. Số lượng âm tiết cũng như cấu trúc thơ haiku của người Việt phóng khoáng và đa dạng, miễn sao phù hợp với cảm xúc biểu đạt. Thơ haiku Việt cũng viết về đề tài thiên nhiên nhưng là thiên nhiên Việt Nam. Ngoài ra, những vấn đề xã hội, đất nước, gia đình, tình yêu đôi lứa, trẻ thơ… cũng trở thành đề tài cho thơ haiku Việt. Qua đó, các nhà thơ haiku bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam; những suy tư, triết lí về cuộc sống, con người, xã hội…

Ở Việt Nam, cho đến năm 2007, thơ haiku chưa được phổ cập. Trước đó, cuối Thế kỉ XX, một số nhà thơ chỉ sáng tác thể nghiệm riêng lẻ. Ngày 24/6/ 2007, PGS Lưu Đức Trung (nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã thành lập Câu lạc bộ Haiku Việt đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, tại Hà Nội ngày 20/5/2009, các nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, Lê Thị Bình, Nghiêm Xuân Đức… từ 3 Câu lạc bộ Thơ: Hải Thượng, Bích Câu và Bằng Lăng đã lập Câu lạc bộ Haiku Việt Hà Nội. Hai Câu lạc bộ haiku hai miền nói trên song song phát triển. Những bài thơ haiku Việt đầu tiên ở Hà Nội đã ra đời từ Câu lạc bộ Thơ Hải Thượng, được đăng tải trên Nội san Những vần thơ tâm tình từ năm 2007. Câu lạc bộ Haiku HN là thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Hà Nội.

Năm 2010, nhân Đại hội Liên hoan Thơ Thế giới tổ chức ở Hà Nội, Chủ tịch Hiệp Hội Haiku Thế giới (WHA) Ban’ya Natsuishi tham dự đã kết nạp một số thành viên của Câu lạc bộ Haiku Hà Nội vào Hiệp hội Haiku thế giới, từ đó thiết lập mối quan hệ thi ca ngày càng tốt đẹp giữa hai nước. Năm 2014, Chủ tịch WHA đã mời 2 đại biểu Câu lạc bộ Haiku Việt – Hà Nội dự Đại hội haiku Thế giới lần thứ 18 tại Tokyo. Từ đó, haiku Việt – Hà Nội mở rộng quan hệ giao lưu với Haijin thế giới: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Rumania, Algeria…

Hiện nay, Câu lạc bộ Haiku Việt – Hà Nội đã phát triển Hội viên tại Nha Trang, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, An Giang… Câu lạc bộ đã tổ chức 2 Hội thảo về thơ haiku tại Hà Nội các năm 2014, 2016, mở cuộc thi sáng tác Thơ HKV lần I (2021)… Dự định sẽ mở Tọa đàm Haiku Việt lần thứ III tháng 10 - 2022...

Nền tảng khách hàng kỹ thuật số myDHLi của DHL Global Forwarding trở nên thông minh hơn và xanh hơn Nền tảng khách hàng kỹ thuật số myDHLi của DHL Global Forwarding trở nên thông minh hơn và xanh hơn
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand Tăng cường hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand
Vân Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình Triển lãm - Workshop - Biểu diễn Butoh mang tên “Butoh - nghệ thuật hình thể từ Nhật Bản vươn ra thế giới”.
Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Tại sự kiện “Trải nghiệm phong tục lễ hội Tanabata, mặc thử Yukata” do Trung tâm Thông tin Văn hóa - Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được mặc thử trang phục Yukata của Nhật Bản và khám phá những nét gần gũi trong trang phục truyền thống của hai nước.
Lan tỏa giá trị tích cực từ trải nghiệm cắm hoa Nhật Bản

Lan tỏa giá trị tích cực từ trải nghiệm cắm hoa Nhật Bản

Ngày 20/6 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản (Hà Nội), Hội sở Ikenobo Việt Nam đã tổ chức buổi giới thiệu và hướng dẫn thực hành nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản (Ikebana) theo trường phái Ikenobo. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều người yêu thích Ikebana nói riêng và văn hoá của xứ sở hoa Anh Đào nói chung.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của ASEAN như

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới