Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế
Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố cho thấy, đến cuối tháng 8/2024, dư nợ tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn mới đạt mức tăng 4,5% so với cuối năm ngoái. Con số này thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng chung của cả nước tính đến ngày 26/8 là 6,63%.
Đáng chú ý, tốc độ cho vay của hệ thống ngân hàng ở TP.HCM có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong 2 tháng qua, khi tháng 6 tăng 4%, tháng 7 chỉ tăng 3,9% và tháng 8 tăng 4,5% so với cuối năm ngoái.
Tăng trưởng tín dụng chậm dù lãi suất cho vay giảm. Số liệu thống kê tại TP.HCM đến hết tháng 8, lãi suất cho vay bằng VND thấp hơn 0,9 điểm % đến 1 điểm % đối với các kỳ ngắn hạn so với cuối năm ngoái, bất chấp lãi suất huy động đang nhích lên.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, những con số trên cho thấy khả năng hấp thụ vốn của kinh tế TP HCM vẫn chưa cải thiện nhiều và mục tiêu tín dụng tăng trưởng cả năm 15% sẽ gặp nhiều thách thức nếu không có giải pháp tháo gỡ.
Trong khi đó, tại Hà Nội, con số thống kê cho thấy nhiều tín hiệu khả quan hơn khi tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 8/2024 ước đạt 4.103 nghìn tỷ đồng, tăng 1,15% so với cuối tháng trước và tăng 13,44% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 1.790 nghìn tỷ đồng, tăng 1,73% và tăng 18,96%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.313 nghìn tỷ đồng, tăng 0,71% và tăng 9,51%.
Như vậy, sau 8 tháng, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội cao gấp đôi so với mức tăng trưởng chung của cả nước và gấp ba lần TP HCM.
Về cơ cấu cho vay, cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 13,9% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,9%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,14%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,32%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%. Tính đến cuối tháng 8/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,69% trong tổng dư nợ.
Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 6,9 - 9,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên bình quân khoảng 3,6%/năm theo quy định của NHNN.
Lãi suất tiền gửi tác động theo đó phổ biến ở mức 0,2 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,6 - 5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,5 - 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 6,0%/năm.
Về huy động vốn, đến cuối tháng 8/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước tính đạt 5.801 nghìn tỷ đồng, tăng 1,27% so với cuối tháng trước và tăng 8,73% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Còn theo số liệu mới nhất từ NHNN, tăng trưởng tín dụng cả hệ thống tính đến ngày 26/8 mới đạt 6,63%. Theo đó, để hoàn thành mục tiêu, trong 4 tháng còn lại của năm 2024, hệ thống ngân hàng cần đẩy thêm gần 8,4%, tương đương với hơn 1,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Tin bài liên quan

Đề xuất ngừng cấp tín dụng cho cổ đông sở hữu vượt trần quy định

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Nghệ An: Đảm bảo vận hành thông suốt mô hình chính quyền 2 cấp

Quảng Ninh: Triển khai đồng thời nhiều giải pháp tạo lực đẩy tăng trưởng kinh tế

Kỳ vọng tín dụng phục hồi từ những động lực tăng trưởng kinh tế mới
Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương
Multimedia
Xem trên
[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
