--> -->
Trang chủ Kinh tế
08:33 | 01/05/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc đưa ra loạt chính sách nhằm đảm bảo an ninh năng lượng

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, chính vì vậy bất kỳ thay đổi nào trong chính sách năng lượng của Trung Quốc có thể gây ra ảnh hưởng lớn lên giá dầu toàn cầu.
Thị trường dầu thế giới ra sao sau thời gian nhiều biến động? Thị trường dầu thế giới ra sao sau thời gian nhiều biến động?
Giá dầu bình ổn sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định thị trường năng lượng toàn cầu đang trong trạng thái cân bằng.
Yếu tố khiến giá dầu giảm hai tuần liên tiếp Yếu tố khiến giá dầu giảm hai tuần liên tiếp
Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này không thay đổi ở mức 591, tuy nhiên tăng nhẹ trong tháng 4/2023 và ghi nhận tháng tăng thứ 5.

Các doanh nghiệp năng lượng lớn nhất Trung Quốc đang tăng cường hoạt động khai thác tại nội địa và ký kết nhiều hợp đồng ở nước ngoài trong nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chạm mức 15,6 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, cao hơn khoảng 5% so với năm ngoái, theo dự báo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, chính vì vậy bất kỳ thay đổi nào trong chính sách năng lượng của Trung Quốc có thể gây ra ảnh hưởng lớn lên giá dầu toàn cầu.

Quá trình mở cửa của kinh tế Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ sau khoảng thời gian phong tỏa, ngoài ra các việc biện pháp hạn chế đi lại được gỡ bỏ đã giúp người dân đi lại được thuận lợi và nhiều nhà máy mở cửa trở lại, chính vì vậy nhu cầu dầu tăng cao.

Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế trên thị trường dầu toàn cầu, trong đó có việc tăng cường hoạt động khai thác dầu tại nội địa đồng thời kỳ kết hợp đồng mua thêm dầu với nhiều nước trong đó có Brazil, Qatar và Afghanistan.

Các doanh nghiệp dầu nội địa Trung Quốc sản xuất ước tính 18,2 triệu thùng dầu thô trong tháng 3/2023, ngưỡng cao nhất tính từ tháng 12/2014, theo Cục Thống kê Trung Quốc (NBS).

Cũng trong tháng 3/2023, Cnooc – một trong những doanh nghiệp dầu nhà nước Trung Quốc cũng công bố đã phát hiện thêm mỏ dầu mới ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Nguồn cung dầu của Trung Quốc vì vậy sẽ có thêm dự trữ ước tính khoảng hàng trăm triệu tấn.

Trung Quốc tính toán sản lượng dầu xuất nhập khẩu theo đơn vị tấn, một đơn vị dùng để đo trọng lượng. Cách tính này của Trung Quốc khác hoàn toàn với phần còn lại của thế giới bởi các nước chủ yếu tính theo đơn vị thùng. Tuy nhiên, cách tính bằng đơn vị tấn khá khác biệt bởi nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ví như nồng độ đậm đặc hoặc các chất cất thành dầu.

Việc giới chức Trung Quốc tập trung vào sản xuất năng lượng nội địa phản ánh cho việc họ đang rất quan tâm đến an ninh năng lượng, mục tiêu này đã rất được quan tâm sau khi thị trường năng lượng thế giới chứng kiến nhiều diễn biến bất ngờ.

Vào giữa tháng 4/2023, người đứng đầu Cơ quan An ninh Năng lượng Trung Quốc, ông Zhang Jianhua, nói rằng hoạt động khai thác dầu và khí đốt của Trung Quốc vô cùng quan trọng với an ninh năng lượng của nước này.

Dự trữ xăng chiến lược của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng này. Theo trưởng bộ phận đầu tư kiêm nhà sáng lập tại quỹ KLI Asset Management, ông Ricardo Leiman, Trung Quốc đã tăng cường bổ sung vào dự trữ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 khi giá dầu ở mức thấp. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ công bố chi tiết về dự trữ năng lượng nước này.

“Trong một thế giới phân cực, an ninh nguồn cung dầu thô vô cùng quan trọng. Hoạt động sản xuất nội địa cũng có ảnh hưởng nhất định, thế nhưng sự thiếu hụt nhu cầu rất lớn”, chuyên gia giao dịch dầu tại quỹ Ocean Leonid Investments – ông Kelvin Yew phân tích.

Tháng 3/2023, Trung Quốc nhập khẩu ước tính 52,3 triệu thùng dầu, ngưỡng cao nhất tính từ tháng 6/2020, theo Hải quan Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích dự báo nhập khẩu sẽ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu dầu của Trung Quốc trong năm nay.

Vào đầu tháng 4/2023, OPEC+ bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày, còn Nga vẫn công bố hạ sản lượng ước tính 500.000 thùng/ngày đến giữa năm 2023.

Nhu cầu dầu toàn cầu nhiều khả năng sẽ lập kỷ lục trong năm nay, yếu tố này sẽ tạo ra những xáo trộn về giá dầu thô. Giá dầu thô hiện đang đương đầu với nhiều áp lực tăng giá từ các biện pháp giảm nguồn cung, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo.

IEA dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng lên ngưỡng kỷ lục 101,9 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023, tăng khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày so với năm ngoái.

Nhu cầu dầu của nhóm nền kinh tế mới nổi chiếm ước tính khoảng 87% tăng trưởng nhu cầu trong năm nay, theo IEA công bố. Trong khi đó chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm khoảng nửa khi mà kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục quá trình mở cửa mạnh mẽ.

Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu hiện vẫn đang chịu quá nhiều áp lực. OPEC+ vào đầu tháng bất ngờ giảm sản lượng.

“Các yếu tố cân bằng trên thị trường dầu đã bắt đầu thay đổi trong nửa sau năm 2023, hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra thâm hụt nguồn cung. Người tiêu dùng hiện vốn đang chịu áp lực từ lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ giá dầu cao, đặc biệt người tiêu dùng tại nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển”, IEA nhấn mạnh.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đã tăng được 2,4% còn giá dầu chuẩn Brent tăng 1,6%.

Trung Quốc không ngừng "bơm" tiền bình ổn hệ thống ngân hàng Trung Quốc không ngừng "bơm" tiền bình ổn hệ thống ngân hàng
Kinh tế Trung Quốc hiện đang phục hồi, mức độ tăng trưởng mục tiêu 5% có thể đạt được khi mà thị trường bất động sản hồi phục.
GDP Trung Quốc tăng trưởng đột biến tạo tâm lý lạc quan về triển vọng cả năm GDP Trung Quốc tăng trưởng đột biến tạo tâm lý lạc quan về triển vọng cả năm
Số liệu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vốn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tài chính bởi Trung Quốc đang trong quá trình mở cửa nền kinh tế.
Trung Mến
Nguồn:

Đọc nhiều

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Trong 35 hoạt động tại Việt Nam (1990-2025), Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy đối thoại chính sách, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Nhằm ghi nhận đóng góp của tổ chức, tại lễ kỉ niệm 35 năm FES hoạt động tại Việt Nam diễn ra ngày 12/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Ngọc Hùng đã trao tặng FES bằng khen của Đoàn Chủ tịch VUFO.
Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt chỉ số phát triển con người (HDI) cao, xếp vào nhóm quốc gia phát triển con người tốt nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số nhanh chóng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng cần được định hình để phục vụ sự phát triển bền vững và công bằng cho con người.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Ngày 12/5, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã trao tặng 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu (Lào) nhằm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và thực hiện công tác an sinh xã hội.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) không chỉ là mái trường đơn thuần mà còn là nơi gieo mầm hy vọng, chắp cánh tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024