--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
22:17 | 13/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

UNCLOS 1982 được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Tại cuộc thảo luận mở tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Chủ tịch HĐBA đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng "Hiến pháp biển" UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 ‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982
Dấu ấn đậm nét Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Dấu ấn đậm nét Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự thảo luận cấp cao tại Liên Hợp Quốc Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự thảo luận cấp cao tại Liên Hợp Quốc

HĐBA nhất trí thông qua UNCLOS 1982

Ngày 9/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì cuộc thảo luận mở cấp cao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề "Tăng cường an ninh hàng hải - thúc đẩy hợp tác quốc tế" dưới hình thức trực tuyến.

HĐBA đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về lĩnh vực khác nhau liên quan an ninh hàng hải và tội phạm hàng hải. Ấn Độ cho rằng, không một quốc gia nào có thể giải quyết các khía cạnh đa dạng của an ninh hàng hải và điều quan trọng là phải xem xét chủ đề này một cách tổng thể trong HĐBA.

Theo tờ Hindustan Times, bản tuyên bố của Chủ tịch HĐBA đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.

Cũng tại cuộc thảo luận trực tuyến này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh: “Việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng ý tuân theo và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình là việc cần làm và thậm chí hơn thế nữa là trách nhiệm của mọi quốc gia thành viên.

Vấn đề Biển Đông đã được đưa ra khi các quốc gia thảo luận về vai trò của UNCLOS tại phiên thảo luận mở. (Nguồn: India Today)
Vấn đề Biển Đông đã được đưa ra khi các quốc gia thảo luận về vai trò của UNCLOS tại phiên thảo luận mở. (Nguồn: India Today)

Xung đột ở Biển Đông hoặc ở bất kỳ đại dương nào sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu đối với an ninh và thương mại. Hơn nữa, khi một quốc gia không phải đối mặt với hậu quả nào nếu họ phớt lờ các quy tắc này, thì điều đó càng làm tăng thêm tình trạng ‘ngoài vòng pháp luật’ và bất ổn ở mọi nơi”.

"Ở Biển Đông, chúng ta đã chứng kiến các cuộc chạm trán nguy hiểm của tàu bè trên biển, những hành động khiêu khích nhằm thúc đẩy các yêu sách biển phi pháp. Mỹ đã làm rõ những lo ngại của mình về các hành động đe dọa và bắt nạt các nước khác liên quan sự tiếp cận hợp pháp của họ với tài nguyên trên biển.

Và chúng tôi cùng các nước khác, bao gồm các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đã phản đối những hành vi kiểu này, cũng như các yêu sách biển phi pháp ở Biển Đông".

Ngoại trưởng Mỹ không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS, "Mỹ đã không ngừng kêu gọi các quốc gia tuân thủ UNCLOS khi đưa ra yêu sách trên biển".

Việt Nam tôn trọng UNCLOS 1982

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận và có bài phát biểu thể hiện những thông điệp quan trọng của Việt Nam.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia về các vấn đề trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương LHQ và UNCLOS.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của HĐBA về Tăng cường an ninh biển vào tối 9/8. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của HĐBA về Tăng cường an ninh biển vào tối 9/8. (Nguồn: TTXVN)

Tại buổi thảo luận, Thủ tướng nhấn mạnh: “UNCLOS đã thực sự trở thành Hiến pháp của biển và đại dương, là khuôn khổ pháp lý quan trọng có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, và là cơ sở cho hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung trên toàn cầu”.

“Các quốc gia cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước Luật Biển, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và các hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng trong khu vực”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Về Biển Đông, Việt Nam đánh giá cao vai trò và đang tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông.

Tiến sỹ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Czech) nhận định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu sâu sắc tại phiên họp mở đầu tiên của HĐBA về chủ đề an ninh biển diễn ra vào tối 9/8 (giờ Việt Nam).

Theo Tiến sỹ Hosoda, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính được coi là dấu mốc quan trọng đối với quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ vì Thủ tướng Ấn Độ, quốc gia làm Chủ tịch luân phiên của HĐBA tháng 8, là người đưa ra sáng kiến tổ chức, đồng thời chủ trì phiên họp.

Việt Nam và Ấn Độ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì an ninh hàng hải ở Biển Đông và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh ở khu vực.

Cùng chia sẻ đánh giá về bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận của HĐBA, Tiến sỹ Jan Hornat, chuyên gia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles cho rằng, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam chủ động, tích cực tham gia góp phần đảm bảo an ninh biển - chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay.

Điều này giúp nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là duy trì trật tự trên vùng biển quốc tế dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 ‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982
Sự ra đời của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của những quy phạm pháp luật trong chính Công ước này.
Việt Nam và Anh khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển Việt Nam và Anh khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 30-9 khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
Khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982 Khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982
Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 quy định rõ về khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Quỳnh Anh (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Việt Nam ủng hộ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giải quyết các thách thức an ninh mạng toàn cầu

Việt Nam ủng hộ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giải quyết các thách thức an ninh mạng toàn cầu

Ngày 20/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận mở về chủ đề “Duy trì hòa bình an ninh quốc tế, Giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul. Tham dự sự kiện có Tổng thư ký Antonio Gutteres cùng đại diện của gần 70 nước thành viên LHQ.

Đọc nhiều

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Đó là thông điệp của chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Tổ chức Tàu Hòa bình và hai tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình - Liên đoàn Nihon Hidankyo và Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) tổ chức, ngày 30/4 tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

"Văn hóa doanh nghiệp cần gắn liền với các giá trị hòa bình. Đó là yếu tố quan trọng để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đồng thời lan tỏa và củng cố giá trị hòa bình một cách thiết thực nhất". Đó là khẳng định của ông Trần Xuân Hoàng - Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam (UBHB Việt Nam) trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại.
[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

Ngày 30/4, chuyến hải trình lần thứ 120 của Tổ chức Tàu Hòa bình (Peace Boat), khởi hành từ Yokohama (Nhật Bản) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong khuôn khổ chuyến dừng chân tại Việt Nam, đoàn đại biểu quốc tế đã tham quan Bảo tàng Quảng Ninh và Hội chợ OCOP 2025, trải nghiệm hành trình khám phá di sản văn hóa, lịch sử và tinh hoa ẩm thực vùng Đông Bắc.
50 năm đất nước nở hoa

50 năm đất nước nở hoa

Tròn nửa thế kỷ sau ngày toàn thắng 30/4/1975, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế nghèo nàn, hạ tầng lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động của khu vực, hội nhập sâu rộng với thế giới, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
[Ảnh] Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

[Ảnh] Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Ngày 25/4 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn nhằm nâng cao nhận thức người dân trên thế giới về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại đến sức khỏe con người.