--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
14:49 | 01/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Vaccine COVID-19 đầu tiên được WHO công nhận có gì đặc biệt?

Vaccine COVID-19 của Pfizer được WHO phê duyệt ngày 31/12 vừa qua có thể giúp các quốc gia khác xúc tiến việc cấp phép vaccine, cho phép việc tiêm chủng nhanh chóng, trên diện rộng.
Hungary và Slovakia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 Hungary và Slovakia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19
Người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 ở Đức là cụ bà hơn 100 tuổi Người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 ở Đức là cụ bà hơn 100 tuổi

Sau khi WHO phê duyệt vaccine, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Liên Mỹ sẽ có thể mua và phân phối vaccine cho các quốc gia cần vaccine.

Vaccine COVID-19 đầu tiên được WHO công nhận có gì đặc biệt?
WHO công nhận vaccine COVID-19 đầu tiên.

Đây là một bước đi rất tích cực nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine COVID-19. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết của một nỗ lực toàn cầu lớn hơn nữa để đạt được nguồn cung cấp vaccine đủ đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi. Điều tối quan trọng là chúng tôi phải đảm bảo nguồn cung cấp thiết yếu cần thiết để phục vụ tất cả các quốc gia trên thế giới và ngăn chặn đại dịch", Trợ lý Giám đốc của WHO Mariangela Simao cho biết.

Tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt vaccine Pfizer. Ban cố vấn của FDA vào thời điểm đó đã công bố các tài liệu, cho biết vaccine này có hiệu quả cao (khoảng 95%) trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2.

Sau khi được phê duyệt, vaccine của Pfizer đã được triển khai và sử dụng cho những cá nhân có nguy cơ và nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Mỹ. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều quốc gia nghèo hơn có thể sẽ phải chờ đợi để nhận được vaccine COVID-19 vì nhiều quốc gia giàu hơn đã đặt hàng trước với số lượng lớn.

Trước đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sáng kiến COVAX - nhằm cung cấp vaccine COVID-19 cho tất cả các quốc gia có nhu cầu, đã đạt được thỏa thuận với gần 2 tỷ liều vaccine của các ứng viên đầy hứa hẹn.

Hungary và Slovakia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 Hungary và Slovakia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19
Slovakia và Hungary đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19, sớm hơn một ngày so với kế hoạch tiêm chủng của Ủy ban châu Âu đối với tất cả các quốc gia thành viên.
Người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 ở Đức là cụ bà hơn 100 tuổi Người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 ở Đức là cụ bà hơn 100 tuổi
Hôm 26/12 - một ngày trước khi việc tiêm chủng được triển khai trong nhóm Liên minh châu Âu, Bà Edith Kwoizalla, 101 tuổi, là người đầu tiên ở Đức được tiêm vaccine Covid-19.
Tiếp tục thử nghiệm vaccine COVID-19 cho 3 tình nguyện viên đầu tiên Tiếp tục thử nghiệm vaccine COVID-19 cho 3 tình nguyện viên đầu tiên
Sáng ngày 26/12, trước khi tiêm thử vaccine Nano Covax nhóm liều 50 mcg, 3 tình nguyện viên này được kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử dị ứng, lấy máu xét nghiệm, điện tim, chụp X-quang… đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khoẻ trước khi tiêm thử.
Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

WHO: Việt Nam tiến bộ ấn tượng trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

WHO: Việt Nam tiến bộ ấn tượng trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

Ngày 8/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi thúc đẩy hành động nhằm đảm bảo mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh đều nhận được sự chăm sóc xứng đáng. Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá: "Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc bảo vệ sinh mạng của những thành viên nhỏ tuổi nhất trong xã hội và các bà mẹ".
WHO ra mắt nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em

WHO ra mắt nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu Australia và New Zealand đã phát triển một phương pháp điều trị mới cho bệnh sarcoma ở trẻ em bằng cách sử dụng các tế bào miễn dịch được thiết kế đặc biệt.
WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới