--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:03 | 28/03/2025 GMT+7
PV

PV

Theo dõi thoidai.com.vn trên

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong vô vàn những quy tắc bắt buộc phải biết trên bàn ăn của người châu Âu. Bạn cần biết những quy tắc này để không trở nên thiếu chuyên nghiệp, kém sang trọng trong mắt chủ tiệc và những vị khách khác cùng bàn.
Những quy tắc ứng xử cơ bản ở các nước cần phải lưu ý
Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch

1. Chỗ ngồi

Hãy ngồi đúng vị trí mà chủ tiệc đã sắp đặt trước, đừng cố chen vào chiếc bàn đã đủ người chỉ vì nơi đó có người bạn quen.

2. Tư thế ngồi

Ngồi thẳng, 2 chân vuông góc với sàn, không bắt chéo, gác chân lên ghế hay rung đùi.

Tuyệt đối không được chồm tới khi ăn, cũng không với tay kéo các đĩa thức ăn lại gần mình.​

3. Khăn ăn

Trải trên đùi chứ không phải đeo trên cổ áo. Mở khăn nhẹ nhàng và quan sát kích cỡ của khăn. Không giũ để khăn rơi ra. Với khăn to, bạn chỉ mở một nửa, còn khăn nhỏ sẽ được trải ra hoàn toàn và phủ kín đùi của bạn.

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dùng khăn chấm lên vị trí bẩn, không dùng lau như lau mặt.

Trường hợp ra khỏi bàn nhưng vẫn còn dùng bữa, hãy để khăn ăn lên ghế của chính mình hoặc đặt gọn khăn ăn phía bên trái đĩa nếu muốn thông báo rằng đã dùng xong.​

4. Dao, nĩa

Tuân theo quy tắc “từ ngoài vào trong - từ xa đến gần” và “trái nĩa phải dao”, tức là nĩa đặt bên tay trái và dao bên tay phải của khách, trường hợp bữa ăn có sử dụng muỗng thì muỗng được đặt ngoài cùng và cạnh dao.

Đặt dao, nĩa xuống đĩa, không đặt xuống bàn khi chưa ăn xong.

Trường hợp ăn xong, hãy đặt chúng song song bên phải của đĩa ăn, nĩa đặt hơi chếch cao hơn dao một tí. Một số nơi khác lại đặt dao, nĩa vào giữa đĩa ăn theo chiều dọc, nĩa đặt úp xuống và lưỡi dao đặt quay về phía nĩa.

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết
Cách sắp xếp dao, nĩa trước khi ăn

5. Ly và rượu

Mỗi loại rượu vang sẽ dùng một loại ly khác nhau: vang đỏ thường dùng ly có bầu lớn; vang trắng dùng ly nhỏ hơn vang đỏ; champange hoặc rượu ngọt khi tráng miệng dùng ly cao, nhỏ như ống sáo.

Uống từng ngụm nhỏ, không uống ngụm lớn và nuốt ừng ực.

Tuyệt đối không uống nhầm ly của người bên cạnh, ly rượu và nước của bạn ở bên tay phải.

Khi cụng ly, hãy để chủ tiệc nâng ly trước. Tay cầm chân ly thay vì bầu ly. Nhìn vào mắt đối phương khi chạm ly.

Không pha thêm bất cứ thứ nước nào vào ly rượu Vodka kể cả đá lạnh.

6. Chọn đồ uống

Thông thường, nước để nhấp sau mỗi món ăn - champagne cho món khai vị - rượu vang đỏ cho thịt - rượu vang trắng cho cá - rượu ngọt cho pho-mát.

Đồ uống cho khai vị: whisky với soda hoặc gin với tonic, vang đỏ, vang trắng / rượu nhẹ cho nữ có martini, cinzano, dobonnet...

Đồ uống cho bữa chính: champagne chúc tụng, vang trắng ướp lạnh, vang đỏ nhiệt độ phòng...

Đồ uống hỗ trợ tiêu hóa sau bữa chính ngoài trà, cà phê có rượu mạnh cognac, cointreau, porto, anis...

7. Cách ăn

Chỉ bắt đầu ăn khi chủ tiệc cho phép, chủ tiệc ăn miếng đầu tiên hoặc sau khi hoàn thành nghi thức khai mạc buổi tiệc, ngoại trừ bạn là khách quý và được chủ tiệc mời dùng trước.

Có thể dùng tay lấy xương ra khỏi miệng với các món ăn có xương.

Không dùng miệng thổi nguội món ăn khi còn nóng, hãy để chúng nguội dần một cách tự nhiên.

Nếm thử thức ăn trước rồi mới quyết định cho thêm muối/ tiêu.

Khi có người xin chuyển hũ đựng muối/ tiêu, hãy chuyển cùng lúc cả 2 lọ, chúng luôn đi kèm cùng nhau.

Cũng tương tự như ly uống rượu, tuyệt đối không “ăn nhầm” bánh/ bánh mì của người bên cạnh, đĩa bánh của bạn luôn nằm bên tay trái bạn.

Đừng cố ăn sạch thức ăn trên mâm, hãy để lại một chút cho dù đó là một khối vụn.

Nếu lá trong món salad quá dài, đừng cắt nhỏ ra, hãy dùng nĩa nhẹ nhàng cuốn vòng nó lại và ăn.

Khi ăn soup, dùng muỗng lấy soup từ giữa dần ra cạnh bát rồi đưa muỗng lên miệng, ăn từ cạnh muỗng, đừng húp soàn soạt. Bên cạnh đó, hãy nhớ đừng lấy bánh mì chấm soup để ăn; hãy xé bánh mì thành từng miếng một rồi ăn chứ đừng cắn ăn trực tiếp.

Không dùng tăm xỉa răng trong bàn ăn, nếu bắt buộc dùng, hãy dùng tay che miệng lại. Tuy nhiên, cách lịch sự nhất là hãy vào restroom để làm việc này.

8. Nói chuyện

Tuyệt đối không bàn luận những vấn đề dễ gây tranh cãi (chính trị, tôn giáo,…).

Tránh hỏi những vấn đề riêng tư khi tiếp xúc lần đầu với người lạ.

Tuyệt đối không được nói chuyện trong khi miệng đang ngậm đầy thức ăn.

Nói chuyện lịch sự, nhã nhặn, chỉ đủ to để những người trong bàn nghe.

Không cười lớn, cười khiếm nhã.

Giao tiếp lịch sự với những người trong bàn ăn, người phục vụ.

9. Những điều không nên

Những vật dụng không liên quan như điện thoại, chìa khóa xe, ví tiền,… đều không nên để trên bàn ăn. Nên cất gọn vào trong túi quần hoặc đặt xuống ghế trống bên cạnh.

Không nghịch hay gõ lanh canh những dụng cụ sử dụng để ăn, đặc biệt là dao, nĩa, muỗng.

Không chống khuỷu tay lên bàn, không bắt chéo chân hay rung đùi.

Khi đánh rơi dao, muỗng, nĩa: không tự mình cúi xuống nhặt lên mà nên nhờ người phục vụ thay bộ mới.

Không để xảy ra tranh cãi trong bàn tiệc. Khi không hài lòng về ai đó hay vấn đề gì, hãy đi chỗ khác.

Không hút thuốc, selfie, ợ hơi, xì mũi, xỉa răng hay cởi giày… nơi bàn ăn.

Không nên vừa cầm muỗng, vừa uống rượu.

Không húp thành tiếng, không tạo ra tiếng động khi ăn, không vét sạch thức ăn trên đĩa.

Không liếm ngón tay hoặc dao, muỗng, nĩa.

Không vung vẩy dụng cụ ăn hoặc dùng nó để chỉ trỏ.

Nếu cần ra ngoài, hãy lịch sự thông báo, không nên nói cần đi vệ sinh.

Luôn nhai và nuốt hết thức ăn trong miệng trước khi muốn lấy thêm thức ăn hoặc thức uống hay nói chuyện.

Không nên di chuyển đĩa của mình khi đang được tiếp thực.

Luôn nói “cảm ơn”, không nói “cảm ơn rất nhiều” mỗi khi được tiếp thực.

Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch
Đi du lịch không chỉ là đến đó và thư giãn, bạn cần phải trở thành những khách du lịch văn minh từ những hành động nhỏ. Bất kì hành động nào của bạn cũng có thể gây mất thiện cảm hoặc mang lại thiện cảm cho người dân địa phương và góp phần làm đẹp hình ảnh của chính bản thân bạn.
Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch
Phong tục tập quán ở mỗi nơi là khác nhau. Trong trường hợp bạn đang có kế hoạch du lịch nước ngoài, dưới đây là một danh sách ngắn gọn những sai lầm văn hóa phổ biến nhất và một số mẹo để tránh phạm sai lầm.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những quy tắc, quy chuẩn văn hóa khác nhau, trong đó có quy tắc trên bàn ăn. Bạn nên tìm hiểu một số quy tắc cơ bản trên bàn ăn ở một số quốc gia vì nhiều khi, đến những nơi này, bạn sẽ bị người địa phương nhìn với ánh mắt kỳ lạ chỉ vì hành xử không chuẩn.
Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Hộ chiếu, visa hay bất kì giấy tờ tuỳ thân nào của bạn là vật bất ly thân cho việc nhập cảnh, thuê khách sạn, di chuyển trong chuyến đi của bạn. Nếu chẳng may làm mất giấy tờ ở nước ngoài thì bạn sẽ cần phải làm những gì? Cùng lưu ngay cách xử lý tình huống này nhé.
Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"

Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"

Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đa số các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, hiện đại, phóng khoáng, điển hình như việc họ có cách chào xã giao thân thiết như ôm hoặc chạm má.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Đó là thông điệp ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) chia sẻ trong buổi tiếp đoàn Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD) và Hội đồng quốc gia người cao tuổi Hoa Kỳ (NCOE) ngày 17/4 tại Hà Nội.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới