--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
14:28 | 09/05/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Về nhà đi con

Bạn tôi, một phụ nữ khá thành đạt, gọi điện thoại tâm sự một hơi, xen lẫn những tiếng nức nở. Cô ấy buồn vì đã lâu không về quê thăm cha mẹ, rằng mới tuần rồi, mẹ bị té, chuyển viện lên thành phố mà sợ con lo lắng, mẹ dặn đừng báo. Cô bạn kết luận: Nếu được, hãy thường xuyên về nhà, nhất là khi cha mẹ đã già…
Bữa cơm tối của người Việt - nơi nuôi dưỡng tình cảm gia đình Gợi ý thay đổi thực đơn hàng ngày cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn Hào hứng với cuộc thi “Bữa cơm gia đình” cho công nhân viên chức lao động

Bạn tôi, một phụ nữ khá thành đạt, gọi điện thoại tâm sự một hơi, xen lẫn những tiếng nức nở. Cô ấy buồn vì đã lâu không về quê thăm cha mẹ, rằng mới tuần rồi, mẹ bị té, chuyển viện lên thành phố mà sợ con lo lắng, mẹ dặn đừng báo. Cô bạn kết luận: Nếu được, hãy thường xuyên về nhà, nhất là khi cha mẹ đã già…

ve nha di con

Hãy ở bên cha mẹ nhiều hơn khi còn chưa muộn

Đã bao lâu bạn chưa về nhà?

Cô bạn nói trên là một copywriter (viết quảng cáo) khá có tên tuổi, quê ở một vùng đất nghèo tại miền Trung. Nguyễn Thành Tâm rời quê, vào TPHCM lập nghiệp đã mười mấy năm. Mấy năm đầu, tranh thủ lễ tết, Tâm đều cố gắng về nhà vài ngày, nhưng sau đó thì thưa dần. Chỉ còn dịp Tết Âm lịch Tâm mới dẫn con gái về quê. Cô kể: Nhiều khi cũng muốn về lắm, nhưng hồi đầu thì ngại chuyện tiền nong. Mình mới lập nghiệp, tiền ăn ở, sinh hoạt phí còn hụt trước hụt sau. Về quê, chí ít cũng cho ba mẹ một ít, rồi họ hàng bà con cũng chút quà, lấy đâu ra? Khi cuộc sống dần tốt lên, tôi lại càng ít về bởi tham công tiếc việc, sợ nghỉ vài ngày, người ta thay thế vị trí của mình… Riết rồi tôi quên luôn việc về nhà.

“Điện thoại? Bạn có thường xuyên gọi về không?”. “Thường thì cuối tuần, tôi gọi về nhưng được dăm chuyện là mẹ lại tiếc tiền, giục con tắt máy. Bà cụ chỉ xài điện thoại bàn, không rành công nghệ nên vậy đó”. Tâm tiếp tục kể về những lần về quê, cô chỉ gửi ba mẹ được ít tiền nhưng đống hành lý mà mẹ chuẩn bị khi cô trở về thành phố lại kềnh càng. “Đủ cả. Bịch cá kho, mấy con tôm rang cõng muối quắt queo, miếng thịt chiên, bịch củ nén, túi kẹo bột của thời ấu thơ, rồi mớ rau thơm hái đầu ngõ, thậm chí cả cái thớt gỗ quê nặng trịch, mẹ cũng cột vào túi đồ. Tôi gạt phắt đi, nào là nặng quá, cồng kềnh quá, thứ này thành phố thiếu gì… Mẹ chỉ nói một câu thôi: Mày ráng đem quà quê vô, tấm lòng cha mẹ chỉ có thế. Vô đó thấy không xài thì thôi, cho hàng xóm!”, Tâm kể.

“Lâu rồi tôi cũng chưa về nhà”, Ngọc Hà - nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel chia sẻ. Cũng rời quê lập nghiệp phương xa, Ngọc Hà bươn chải nhiều nghề để bám trụ thành phố. “Hồi đầu nhớ nhà lắm. Có dịp lễ lạt là tôi bắt xe về ngay. Say xe quay cuồng nhưng chỉ cần về đầu ngõ, thấy bóng mẹ thấp thoáng ở giàn bầu là tôi quên tất cả. Cứ thế ôm chặt mẹ, hít hà cái mùi mà chỉ mẹ mới có, rồi nước mắt cứ thế rơi ra”, Ngọc Lan nhớ lại. Giờ, trụ lại rồi, Lan lại ngại về quê, sợ “tốn thời gian và tiền bạc”.

Cô kể: “Đến một ngày, bà Hai hàng xóm lên chơi, có kể là cha tôi dạo này gầy ốm lắm. Tôi chợt giật mình. Đã bao lâu rồi tôi chưa về nhà. Đã bao lâu rồi tôi chưa có cuộc điện thoại tử tế hỏi thăm cha mẹ. Đã bao lần nhận điện thoại cha mẹ nhưng chỉ vội vã vài câu rồi cúp máy vì khách đang gọi. Đã bao lâu rồi, tôi quên cả sinh nhật của cha mẹ mà chỉ nhớ đến những cuộc hẹn hò sinh nhật tiệc tùng của bạn bè. Đúng là đã rất lâu…”.

Đừng để quá muộn

Ở thành phố, ở đô thị, đúng là những đứa con xa quê mưu sinh cũng gặp vô vàn khó khăn. Tôi còn nhớ, nhóm bạn trọ học rồi xin việc bám trụ lại thành phố đã từng chia nhau từng con cá khô, bịch chà bông hay trái ớt quê mà cha mẹ gửi vô. Những món ăn đó, với chúng tôi ngày khó, như một đại tiệc vậy. Nhưng nhiều năm đã qua, khi chỉ cần quẹt nhẹ điện thoại là quà quê chuyển tới tận nơi thì mấy con cá khô, túm tép kho mặn lại trở nên lạc lõng bởi chính những đứa con xa quê. Con cái chúng tôi không quen ăn mặn, chúng chỉ thích đồ ăn nhanh, thích nước ngọt có gas. Chúng tôi cũng trở nên kén chọn, không chỉ về quê ít đi mà tiếp nhận “tấm lòng quê” cũng nhạt dần. Nhưng, thời gian không chờ đợi chúng tôi…

Tại một buổi giao lưu ra mắt tập tản văn Bạn đã bao giờ hôn bố mẹ chưa?, nhà văn Võ Thu Hương đã chia sẻ về thời điểm chị biết mẹ bị bệnh nan y: “Tôi nhìn thấy cậu bạn học chưa hết lớp 9 đi chăm mẹ, cùng phòng bệnh với mẹ tôi. Cậu ấy hay cúi xuống hôn mẹ. Tôi chưa bao giờ làm như cậu cả nên cũng thử làm theo và nhận ra giá trị của nụ hôn đó, lúc ấy đầy mùi mồ hôi và kháng sinh bác sĩ truyền vào người trong giai đoạn cuối. Nụ hôn đó có thể sưởi ấm mình mãi đến sau này…”. Chia sẻ của nhà văn Võ Thu Hương có lẽ cũng là tâm sự của những người con không có nhiều điều kiện ở bên cạnh cha mẹ mình - những ai bất chợt nhận ra sự vô tâm của mình với cha mẹ.

Mẹ của Mai (người bạn ký túc xá năm nào) mới mất. Cô sẽ trên chuyến xe sớm nhất về với mẹ. Bạn tôi đau buồn và hối tiếc vì sự quan tâm đến cha mẹ hời hợt quá. Còn chúng tôi cũng chợt nhận ra, nếu ở bên cha mẹ lâu hơn một chút, sẽ thấy thêm nhiều sợi tóc bạc của cha mẹ, sẽ thấy những nét chân chim trên đôi mắt hiền của mẹ, sẽ cảm nhận được đôi bàn tay chai sạn của cha… Những người quê - thành thị như chúng tôi, sẽ ra sao nếu một ngày nhận được tin buồn như bạn mình? Vậy nên, hãy “về nhà đi con”, khi còn chưa muộn.

Xem thêm

ve nha di con Bữa cơm tối của người Việt - nơi nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Dù là bữa cơm dưa cà mắm muối đạm bạc hay đầy đủ sơn hào hải vị thượng hạng, thì bữa cơm tối của người ...

ve nha di con Tâm thư bố vợ viết cho con rể: Nếu một ngày không còn yêu con gái ta nữa, hãy để nó về nhà! Đàn ông đánh vợ là đàn ông hèn

Nếu một ngày con không thể thương nó như bây giờ thì đừng làm tổn thương, đừng chà đạp nó. Hãy để nó về bên ...

ve nha di con Gợi ý thay đổi thực đơn hàng ngày cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn

Những bữa cơm gia đình hàng ngày sẽ trở nên mới mẻ và hấp dẫn thông qua các gợi ý trong video clip dưới đây.

ve nha di con Không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng có thể bị phạt tiền?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ ...

ve nha di con Hào hứng với cuộc thi “Bữa cơm gia đình” cho công nhân viên chức lao động

TĐO-Ngày 19/10, tại TP.Cần Thơ, hơn 150 cán bộ, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thuộc 50 công đoàn cơ sở thuộc các sở, ...

ve nha di con 2 bữa cơm làm thay đổi cục diện Tam Quốc, cả 2 lần Tào Tháo đều bị qua mặt ngoạn mục

Nếu không bị mắc mưu của Lưu Bị, Chu Du trong hai bữa tiệc này, có lẽ Tào Tháo đã nắm trong tay cơ hội ...

ve nha di con Giám đốc sản xuất Trần Uyên Phương: “Bữa cơm là món quà giá trị nhất chúng ta dành cho gia đình”

Để đánh dấu sự thành công của giai đoạn 1 và mở ra hướng đi mới trong giai đoạn 2, ekip phim Mỹ nhân vào ...

ve nha di con Hộp cơm Bento và áp lực vô hình trong những bữa cơm trưa của trẻ em Nhật Bản

"Tôi phải làm nắm cơm giống hình gấu trúc bởi nếu không, chắc chắn con gái tôi sẽ bị bạn bè cười nhạo", chị Patricia ...

Theo Ngọc Lan/SGGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bộ đôi "Về nhà đi con" Bảo Hân - Quang Anh lâu lắm mới hội ngộ, diện vest đôi cực bảnh bao

Bộ đôi "Về nhà đi con" Bảo Hân - Quang Anh lâu lắm mới hội ngộ, diện vest đôi cực bảnh bao

Bảo Hân và Quang Anh đã có những giây phút hội ngộ nhau khi cùng tham gia một chương trình. Cả hai diện vest cực bảnh bao khiến ai cũng hào hứng.
"Về nhà đi con" đại thắng tại VTV Awards - Ấn tượng VTV 2019

"Về nhà đi con" đại thắng tại VTV Awards - Ấn tượng VTV 2019

Lễ trao giải VTV Awards - Ấn tượng VTV 2019 đã vinh danh "Về nhà đi con" ở ba hạng mục giải thưởng quan trọng. Trong khi đó, giải "Chương trình của năm" gọi tên "Giai điệu tự hào".
"Về nhà đi con" ngoại truyện: Dương - Bảo có nụ hôn đầu

"Về nhà đi con" ngoại truyện: Dương - Bảo có nụ hôn đầu

Trong "Về nhà đi con" ngoại truyện: Cặp "chim ri" Dương - Bảo cuối cùng cũng có nụ hôn đầu khiến khán giả hài lòng. Còn cặp đôi Huệ - Quốc đang tình cảm trong phòng thì vợ cũ của Quốc không hiểu vì sao lại xuất hiện bất ngờ.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Suốt hơn bảy thập kỷ, từng trang sách Ba Lan đã vượt ngôn ngữ, vượt khoảng cách địa lý để đến với độc giả Việt Nam. Đằng sau đó là những dịch giả lặng lẽ nhưng đầy đam mê, kiên trì làm nhịp cầu nối hai nền văn học.
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.