--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
07:11 | 23/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam đồng chủ trì Tọa đàm về khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á

Ngày 22/6, Việt Nam và Australia đã đồng chủ trì Tọa đàm “Tính dễ tổn thương và khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á”.
Việt Nam đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của ĐHĐ LHQ về ứng phó dịch bệnh Việt Nam đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của ĐHĐ LHQ về ứng phó dịch bệnh
Việt Nam đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông Việt Nam đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông
Việt Nam đồng chủ trì Tọa đàm về khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Hằng phát biểu khai mạc Tọa đàm “Tính dễ tổn thương và khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á”. (Ảnh: Quang Hoà)

Trong vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam và Australia đã đồng chủ trì Tọa đàm “Tính dễ tổn thương và khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á” ( theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Paris).

Tham dự Tọa đàm có Đại sứ Australia tại OECD Brendan Pearson, các Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện của các nước ASEAN và OECD tại Pháp, các chuyên gia OECD, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu tại khu vực.

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp và Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Nguyễn Minh Hằng tham dự và đồng chủ trì Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Hằng đánh giá cao chủ đề Tọa đàm, nhấn mạnh các thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực. Tác động của đại dịch Covid-19 và năm cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng, nợ công, lạm phát và y tế trong hai năm nay đã gia tăng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị tổn thương do các cuộc chiến tranh thương mại, chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ trước đó.

Trong bối cảnh trên, các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng có chính sách phản ứng kịp thời, cả ở cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia, nhằm đa dạng hóa thị trường, tăng cường kết nối và hợp tác kinh tế trong khu vực và với bên ngoài, trong đó các nước OECD là đối tác quan trọng.

Việt Nam đồng chủ trì Tọa đàm về khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á
Đại sứ Australia tại OECD Brendan Pearson phát biểu tại Tọa đàm “Tính dễ tổn thương và khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á”. (Ảnh: Quang Hoà)

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, với nền tảng của khu vực kinh tế lớn thứ 5 thế giới, Đông Nam Á cũng có thể tận dụng tốt những cơ hội từ các xu hướng thương mại điện tử, chuyển đổi số và kinh tế xanh, phát huy mạnh mẽ hơn tiềm năng của khu vực để củng cố chuỗi cung ứng và trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng tình với nhận định của Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Hằng, các diễn giả đánh giá cao vai trò quan trọng của Đông Nam Á trong việc bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực điện tử, hóa chất, nông sản, các sản phẩm công nghệ cao…

Việt Nam đồng chủ trì Tọa đàm về khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á
Các diễn giả tham dự Tọa đàm “Tính dễ tổn thương và khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á”. (Ảnh: Quang Hoà)

Nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh các khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là thiếu năng lực quản trị rủi ro, áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào và sản xuất, tăng chi phí vận chuyển, lao động chi phí cao, thiếu hụt về số lượng và không đáp ứng chất lượng, cũng như khả năng tiếp cận tài chính hạn chế.

Việt Nam đồng chủ trì Tọa đàm về khả năng tự cường của chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á
Các đại biểu tham dự Tọa đàm trực tiếp tại Paris, Pháp.

Các đại biểu cũng chia sẻ và đưa ra các thảo luận sâu sắc về nhiều vấn đề liên quan, như xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, vấn đề thuế toàn cầu, tận dụng lợi ích của các hiệp định thương mại tự do cho thu hút đầu tư và đẩy mạnh thương mại…, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tăng cường hợp tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á, trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, tự cường và nâng cao vai trò, vị thế khu vực trong chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu.

Tọa đàm là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á năm 2022 nhằm thảo luận các chủ đề quan tâm hướng tới Diễn đàn kinh tế khu vực dự kiến tổ chức tại Việt Nam vào cuối tháng 9/2022.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh đánh giá cao năng lực đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh đánh giá cao năng lực đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
Theo Báo TG&VN
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

Việt Nam đã hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng, các nước Đông Nam Á đã tăng cường biện pháp phòng chống dịch.
Nhiều giải pháp thiết thực nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ giữa Việt Nam và Indonesia

Nhiều giải pháp thiết thực nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ giữa Việt Nam và Indonesia

Ngày 27/3 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Indonesia phối hợp Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Việt Nam - Indonesia hướng tới năm 2045: Tăng cường quan hệ đối tác, mở rộng hợp tác và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị". Sự kiện cập nhật tình hình hợp tác kinh tế giữa hai nước, đánh giá tiềm năng và dư địa phát triển, cũng như đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hợp tác kinh tế và thương mại song phương.

Bình luận

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Ba thập kỷ quan hệ Việt - Mỹ: Nhìn lại quá khứ, kết nối hiện tại, hướng tới tương lai

Ba thập kỷ quan hệ Việt - Mỹ: Nhìn lại quá khứ, kết nối hiện tại, hướng tới tương lai

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Trung tâm Thư viện khối quốc tế - Viện Thông tin Khoa học xã hội tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “30 năm quan hệ Việt - Mỹ: Nhìn lại chặng đường qua những ấn phẩm, tư liệu và nhân vật” và khai mạc triển lãm trưng bày các ấn phẩm tiêu biểu về quan hệ Việt - Mỹ, nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2025).
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới