--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
11:07 | 06/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam đóng góp nhiều đề xuất vì lợi ích chung trong bảo tồn đa dạng sinh học biển

Ngày 5/3 (giờ Việt Nam), sau hai tuần làm việc khẩn trương với phiên cuối kéo dài 36 giờ liên tục, phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia đã kết thúc, đạt được nhất trí về nội dung văn kiện.
LHQ thông qua văn bản về thỏa thuận lịch sử bảo vệ đại dương LHQ thông qua văn bản về thỏa thuận lịch sử bảo vệ đại dương
Sau nhiều năm đàm phán, ngày 4/3, các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) cuối cùng cũng đã thông qua văn bản của hiệp ước quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ biển cả (high seas) - vốn được coi là "kho báu" quan trọng, song dễ bị tổn thương, chiếm gần 50% bề mặt Trái Đất.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi nỗ lực bảo vệ thiên nhiên hoang dã Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi nỗ lực bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Antonio Guterres ngày 3/3 kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Chú thích ảnh
Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang (ngoài cùng bên phải), Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn, tham dự hội nghị. Ảnh: TTXVN

Đoàn Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp vì lợi ích chung của các nước đang phát triển trong thỏa thuận lịch sử này.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), thành công của Hội nghị thể hiện quyết tâm chính trị của các quốc gia trong việc đạt được một văn kiện nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển tại biển cả. Đây là dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ làm Trưởng đoàn, đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại hội nghị. Đoàn Việt Nam đã có nhiều đề xuất vì lợi ích chung của các nước đang phát triển, đặc biệt là các quy định liên quan đến xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển, đồng thời thúc đẩy các nội dung của dự thảo văn kiện phù hợp với quy định của luật biển quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Nội dung văn kiện đã ghi nhận nguyên tắc nền tảng về việc nguồn gene biển là di sản chung của nhân loại, là cơ sở để mọi lợi ích thu được từ nguồn gene biển cần được chia sẻ công bằng với tất cả các quốc gia. Đáng chú ý, lần đầu tiên “thông tin chuỗi số hoá về nguồn gene” - được coi là một “tài sản số” gắn liền với nguồn gene biển và lợi ích liên quan có thể được chia sẻ cho toàn thể nhân loại theo một cơ chế được Văn kiện xác định.

Văn kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học trên một phạm vi rộng lớn của các đại dương. Trong bối cảnh khả năng tiếp cận, khai thác tài nguyên gene biển giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển còn cách biệt, văn kiện đánh dấu sự thỏa hiệp giữa các nhóm nước có lợi ích khác nhau trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gene biển ngoài vùng tài phán quốc gia, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời bảo đảm công bằng trong chia sẻ lợi ích từ việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn gien biển phong phú.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN

Theo kế hoạch, hội nghị sẽ triệu tập phiên tiếp theo để thông qua văn kiện và đệ trình lên Đại hội đồng.

Theo Thanh Tuấn/TTXVN

https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-dong-gop-nhieu-de-xuat-vi-loi-ich-chung-trong-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-bien-20230306082742767.htm

Liên hợp quốc kêu gọi các nước thông qua hiệp ước bảo vệ biển quốc tế Liên hợp quốc kêu gọi các nước thông qua hiệp ước bảo vệ biển quốc tế
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh nếu Liên hợp quốc thông qua một thỏa thuận “mạnh mẽ,” thế giới có thể đạt được bước tiến quan trọng và nâng cao “sức khỏe” của các đại dương cho thế hệ tiếp theo.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gặp và làm việc với lãnh đạo các nước Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gặp và làm việc với lãnh đạo các nước
Nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao Khóa họp lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã gặp và làm việc với lãnh đạo các nước.
Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát dự kiến "cán đích" trước thời hạn

Mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát dự kiến "cán đích" trước thời hạn

Tất cả các địa phương đã rà soát, xác định tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đầu tháng 7, cả nước đã hỗ trợ được trên 262.000 căn nhà và các địa phương còn lại phấn đấu hoàn thành trong tháng 8.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới