
Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42
![]() |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại phiên toàn thể ngày 8/11 tại Đại hội đồng UNESCO khóa 42. |
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại trụ sở UNESCO, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đã đánh giá cao sự kiện này. Theo ông việc Việt Nam được tín nhiệm bầu là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại kỳ họp lần thứ 42, đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư. Sự tín nhiệm này của cộng đồng thế giới cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu, đặc biệt là những đóng góp tích cực đối với hoạt động của UNESCO. Đây còn là kết quả của việc triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2030, quá trình vận động bài bản, đồng bộ các đối tác quốc tế để có được sự ủng hộ rộng rãi như vậy.
![]() |
Phái đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng UNESCO. |
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, với trọng trách mới này, lần đầu tiên Việt Nam cùng một lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO (thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể). Việt Nam có điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO.
![]() |
Toàn cảnh phiên toàn thể ngày 8/11, kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng UNESCO. |
Việc đảm đương nhiệm vụ là Phó Chủ tịch Đại hội đồng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện "trách nhiệm kép" trong việc đóng góp một cách chủ động, tích cực và thực chất hơn vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm, cũng như thúc đẩy các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên 5 lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin truyền thông; đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện.
Theo Nguyễn Thu Hà (TTXVN)
https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-dai-hoi-dong-unesco-lan-thu-42-20231109081529733.htm
![]() Ngày 8/9, UNESCO kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ 2023 (ILD 2023) với chủ đề “Thúc đẩy xóa mù chữ cho một thế giới đang chuyển đổi: Xây dựng nền tảng cho các xã hội hòa bình và bền vững”. |
![]() Đêm 16/9 (giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh và quần đảo Cát Bà thuộc TP Hải Phòng chính thức được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Điều này đánh dấu Việt Nam có một di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên. |
Tin bài liên quan

Tinh hoa ballet Cuba tỏa sáng trên sân khấu Việt Nam

Hội thảo 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Đông Âu: nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực nhằm mở rộng hợp tác

“Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam hiện đang ở giai đoạn tốt nhất từ trước đến nay”
Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
