--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
09:06 | 20/08/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam khẳng định chủ quyền biển đảo bằng luật pháp quốc tế

Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên đã đề cao tôn chỉ, mục tiêu của Công ước UNCLOS 1982, đồng thời có những hành động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện.
Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử Toàn cảnh hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được thông qua ngày 30/4/1982 đánh dấu kết quả 9 năm (1973-1982) đàm phán của Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc, nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia.

UNCLOS 1982 - Hiến chương quốc tế toàn diện về biển

UNCLOS 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; đồng thời đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển, là căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển.

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te
Nhà dàn DK1 trên vùng thềm lục địa Việt Nam.

Cho biết về tiến trình Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, người đầu tiên ở châu Á dịch UNCLOS 1982 nêu rõ: Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Qua thực tiễn vận dụng Công ước này trong thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, nước ta đã gặt hái rất nhiều thành công cả trên phương diện pháp lý cũng như trong quá trình thực thi và bảo vệ các quyền của mình.

UNCLOS 1982 được coi là một Hiến chương xanh trên biển của loài người. Đó là thành quả vĩ đại của nhân loại trong quá trình xây dựng, đưa ra các định chế, nội dung quy phạm pháp luật để điều chỉnh mọi mối quan hệ về các mặt: Kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

Với tính chất, giá trị to lớn của UNCLOS 1982, ngay từ những ngày đầu xây dựng Công ước, Việt Nam đã có những chuyên gia, đại diện tham gia quá trình xây dựng nội dung.

Trước khi UNCLOS 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật trong nước về biển; và đã ban hành Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam. Năm 1982, UNCLOS được ký kết tại Montego Bay, Jamaica. Việt Nam đã vận dụng và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng ven bờ lục địa Việt Nam. Với việc phê chuẩn tham gia Công ước ngày 23/6/1994, Việt Nam thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm một thành viên tích cực.

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te
Mô hình xác lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS 1982.

Đặc biệt, theo Tiến sỹ Trần Công Trục, để cụ thể hóa các nội dung của UNCLOS 1982, Việt Nam đã xây dựng và công bố Luật biển Việt Nam năm 2012. Văn bản Luật trên ra đời hoàn toàn dựa vào nội dung, nguyên tắc của UNCLOS 1982, trong đó Việt Nam đã có những quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn, phù hợp với tình hình và chính sách, chiến lược biển Việt Nam.

Việc nội luật hóa UNCLOS 1982 bằng Luật Biển 2012 giúp Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc trong xử lý mọi tranh chấp, hoạt động trên biển có liên quan đến các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.

Biện pháp văn minh

Đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi UNCLOS 1982, thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển, Tiến sỹ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) cho biết: Trước hết, Việt Nam đã chủ động hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trên cơ sở các quy định của UNCLOS 1982; ban hành hơn 10 luật và các văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là Luật Biển Việt Nam năm 2012 được xây dựng hài hòa với các quy định của UNCLOS 1982. Với những cố gắng này, các vùng biển của Việt Nam được xác định trong các văn bản pháp luật của quốc gia phù hợp với Công ước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Công ước, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te
Luật Biển Việt Nam 2012 được thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1.

Cùng với đó, Việt Nam đã nỗ lực tiến hành phân định biển với các quốc gia trong khu vực dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước. Đây chính là một nội dung quan trọng của việc thực thi Công ước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình và ổn định giữa các quốc gia, đảm bảo để các quốc gia có được các vùng biển theo quy định của Công ước và có thể tiến hành khai thác, bảo tồn tài nguyên ở các vùng biển đó.

Cũng theo Tiến sỹ Phạm Lan Dung, Việt Nam luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước. Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trên cơ sở khoa học và pháp lý phạm vi thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở Biển Đông và đệ trình lên Ủy ban Thềm lục địa Liên hợp quốc.

Việt Nam cũng đã thành lập Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn năm 1996; là thành viên của Công ước về Tìm kiếm Cứu nạn. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước. Điều đó thể hiện ở việc Việt Nam là thành viên của Hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và đã từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương.

Việt Nam còn tích cực tham gia xây dựng nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến biển như Công ước quốc tế về Tổ chức Vệ tinh Hàng hải (INMARSAT), Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải toàn cầu (GMDSS)...

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te
Các đại biểu quốc tế thảo luận bên lề Hội thảo "Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của toà trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển. Ảnh: TTXVN

Trong quá trình đàm phán và trao đổi quan điểm, bên cạnh các yếu tố từ góc độ chính trị, ngoại giao..., các nước luôn cần sử dụng đến luật pháp quốc tế như cơ sở không thể thiếu cho lập trường, quan điểm chính nghĩa của mình.

Vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế ở giai đoạn này chính là giúp cho các nước trên thế giới, giới học giả, giới truyền thông và dư luận tiến bộ của cộng đồng quốc tế có được cái nhìn khách quan, trên cơ sở của luật pháp quốc tế, về bản chất của vụ việc và có được những đánh giá đầu tiên về bên đúng, bên sai. Qua đó, dư luận tiến bộ sẽ có những tác động nhất định lên các bên, kiềm chế bên vi phạm luật, hoặc cao hơn là lên án, ngăn chặn...

Ở mức độ cao hơn, khi đàm phán, trao đổi quan điểm không có kết quả, các bên có thể quyết định sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp. Đây là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác.

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982

Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 quy định rõ về khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử

Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất ...

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam qua ký ức hào hùng của một vị tướng

Nhận định về chiến thắng trận đầu đã mở đầu trang sử chiến đấu và chiến thắng hào hùng của bộ đội Hải quân, Phó ...

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Mỹ chuyển hướng tập trận sang Biển Đông, đối phó Trung Quốc

Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch chuyển hướng, tăng cường tập trận tại Thái Bình Dương - Ấn Độ dương trong năm 2020, trong ...

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Việt Nam sở hữu vũ khí chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo

Năng lực quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển đảo được nâng cấp, từng bước hiện đại, giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự ...

viet nam khang dinh chu quyen bien dao bang luat phap quoc te Hải trình 8 ngày vượt trùng khơi nối đất liền với biển đảo Trường Sa

Từ ngày 4 đến 12/5, gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan khác nhau trên cả nước đã "hội quân" tại Cảng biển ...

Thảo Ngân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử

Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử

Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất nước. Bờ biển Việt Nam chiếm tới 35% chu vi Biển Đông với hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, hai quần đảo lớn và có vị trí chiến lược quan trọng nhất là Hoàng Sa và Trường Sa.
Điểm dân cư liền kề chốt biên giới - Hậu phương vững chắc bảo vệ chủ quyền

Điểm dân cư liền kề chốt biên giới - Hậu phương vững chắc bảo vệ chủ quyền

Sau hơn 3 tháng xây dựng, Điểm dân cư liền kề Chốt dân quân biên giới Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã hoàn thành và bàn giao cho người dân, đánh dấu quá trình hiện thực hóa Đề án xây dựng Điểm dân cư biên giới liền kề.
Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam qua ký ức hào hùng của một vị tướng

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam qua ký ức hào hùng của một vị tướng

Nhận định về chiến thắng trận đầu đã mở đầu trang sử chiến đấu và chiến thắng hào hùng của bộ đội Hải quân, Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công cho rằng có nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sức mạnh chính trị tinh thần của bộ đội Hải quân mà đỉnh cao là tư tưởng, ý chí của một dân tộc không chịu khuất phục sự áp đặt, xâm lược của kẻ thù.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Cà Mau: ấm áp nghĩa tình hậu phương với biển đảo

Cà Mau: ấm áp nghĩa tình hậu phương với biển đảo

Chiều 31/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu, tặng quà các cháu học sinh con cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân. Những món quà chứa đựng tình cảm và là lời động viên từ hậu phương gửi tới những người lính đang ngày đêm góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 114 chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị cam kết đạt 20,1 triệu USD, trong đó giải ngân ước đạt gần 16,6 triệu USD. Nguồn viện trợ này trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển bền vững tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Ngày 27/06, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – thành viên Tập đoàn Vingroup đã bàn giao mặt bằng Trung tâm Triển lãm Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình đã xác lập vị thế top 10 tổ hợp trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.
35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về 20 suất học bổng học đại học và sau đại học và 15 suất học bổng học tiếng Khmer tại Campuchia.