--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
11:59 | 31/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam tăng trưởng 8%: Chuyên gia quốc tế hiến kế

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, nhưng theo các chuyên gia quốc tế, Chính phủ cần cải thiện chính sách tài khóa, nhất là nâng cao chất lượng đầu tư công thay vì chỉ chú trọng giải ngân.
Bloomberg: Việt Nam là điểm đến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
Thay đổi tư duy, hành động khác biệt để hiện thực hóa tăng trưởng GDP 8%

Đẩy mạnh đầu tư công

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) nhận định Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mức tăng trưởng cao 8%, thậm chí hai con số, tương tự như Singapore và Trung Quốc trong các giai đoạn phát triển trước đây. Tuy nhiên, mục tiêu này không dễ dàng, đặc biệt khi nền kinh tế đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Để duy trì đà tăng 7% năm 2024 và tiến tới 8% hoặc cao hơn trong năm 2025, Việt Nam cần tập trung vào một số lĩnh vực then chốt.

Ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore). Ảnh: UOB.
Ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore). (Ảnh: UOB)

Một trong những giải pháp quan trọng mà ông Suan Teck Kin đề xuất là đẩy mạnh đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu và sản xuất.

Hiện Việt Nam vẫn thiếu hụt hạ tầng nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ chi cho hình thành vốn chỉ chiếm khoảng 30% GDP, thấp hơn nhiều so với 41% của Trung Quốc (theo IMF).

Ông Suan nhận định chính sách tài khóa của Việt Nam còn khá thận trọng, với mục tiêu giảm tỷ lệ nợ công/GDP từ 35% xuống 31% vào năm 2029. Ông cho rằng để đẩy mạnh đầu tư công, Việt Nam có thể cần tăng vay nợ và sử dụng thêm đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, thách thức không chỉ là quy mô đầu tư mà còn nằm ở tốc độ giải ngân. Dù ngân sách đã được phân bổ, tiến độ thực hiện dự án vẫn chậm, làm giảm hiệu quả kích thích kinh tế.

Ông Suan đánh giá cao việc Quốc hội thông qua dự án đường sắt 8 tỷ USD nối Việt Nam - Trung Quốc, mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam và tăng ngân sách cho Bộ Giao thông Vận tải.

Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng trọng yếu như AI/dữ liệu, năng lượng và tài nguyên nước để bảo đảm tăng trưởng bền vững lâu dài.

Kiểm soát lạm phát

Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, nhận định mục tiêu tăng trưởng 8% là hoàn toàn khả thi nếu có các điều kiện thuận lợi, như nhu cầu mạnh từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, cùng môi trường toàn cầu ổn định, đặc biệt là lãi suất không tiếp tục giảm.

Bà nhấn mạnh rằng chính sách tài khóa của Việt Nam cần được cân đối hợp lý giữa thúc đẩy đầu tư công và kiểm soát nợ công. Theo bà, nâng cao chất lượng đầu tư – thay vì chỉ đẩy nhanh giải ngân – sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực và tránh lãng phí.

uốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 lên “ít nhất 8%”.
Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên (Ảnh: Znews)

Bên cạnh đó, theo chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam cần theo dõi sát sao lạm phát và “phải làm tất cả những gì cần thiết để thúc đẩy tiềm năng của nền kinh tế”. “Điều này không chỉ là đầu tư năng suất mà phải tăng năng suất, bằng cách sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn nữa”, ông nói.

Trong đó, đầu tư công đặc biệt là hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng, sẽ có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Chính phủ có thể mở rộng quy mô và bảo đảm chi tiêu hiệu quả.

Cải thiện môi trường kinh doanh

Ông Louis Kuijs, Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, nhận định rằng dù đối mặt với nhiều biến động toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng trung bình 6,2% trong suốt thập kỷ qua. Theo ông, Việt Nam đã thành công trong việc tận dụng dòng vốn FDI như một động lực then chốt cho phát triển xuất khẩu – tương tự mô hình Trung Quốc áp dụng sau cải cách năm 1978. Tính đến năm 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tương đương 79% GDP, còn FDI đăng ký đạt khoảng 8% GDP.

Tuy vậy, Việt Nam đang đứng trước áp lực từ các rủi ro thương mại, đặc biệt là nguy cơ bị Mỹ áp thuế do thặng dư thương mại song phương lớn. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào dòng chảy thương mại toàn cầu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Về dài hạn, ông Kuijs cho rằng Việt Nam cần nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Để đạt được điều này, Chính phủ cần cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ, và đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Nếu làm được, Việt Nam không chỉ duy trì đà tăng trưởng mà còn đặt nền móng cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững" ông Kuijs nói.

Báo New Zealand đề cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Báo New Zealand đề cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội cho ngân hàng nào? Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội cho ngân hàng nào?
Phan Anh (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tăng tốc đưa xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 65 tỷ USD

Tăng tốc đưa xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 65 tỷ USD

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông, tỉnh đang triển khai 2 dự án thủy lợi trọng điểm với tổng kinh phí gần 1.350 tỷ đồng. Đây là 2 dự án được triển khai tại 2 huyện Đắk Mil và Krông Nô, nơi tình trạng khô hạn có xu hướng ngày càng gay gắt trong các năm gần đây.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Đó là thông điệp ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) chia sẻ trong buổi tiếp đoàn Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD) và Hội đồng quốc gia người cao tuổi Hoa Kỳ (NCOE) ngày 17/4 tại Hà Nội.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới