--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
12:48 | 29/10/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN và ASEAN+3

Ngày 28/10, Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 26 và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự chủ trì của Indonesia.
Việt Nam tái khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông Việt Nam tái khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên Hiệp Quốc, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tái khẳng định lập trường nhất quán ...

The ASEAN Post đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 The ASEAN Post đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020

Mới đây, tờ báo The ASEAN Post đã có bài viết ca ngợi Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc thể ...

Việt Nam tích cực và trách nhiệm trong hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN Việt Nam tích cực và trách nhiệm trong hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN

Những năm gần đây, Việt Nam ghi dấu ấn sâu đậm với bạn bè quốc tế và khu vực về một môi trường hòa bình, ...

Tham dự Hội nghị ALMM có 10 Bộ trưởng phụ trách Lao động các nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị.

Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN và ASEAN+3
Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội tại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Với chủ đề “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm”, ALMM lần thứ 26 đã rà soát các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động đã triển khai trong hai năm vừa qua; đồng thời trao đổi quan điểm của các nước về chủ đề của Hội nghị.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn ghi nhận các Tuyên bố được thông qua bao gồm: Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay; Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về tương lai việc làm: áp dụng công nghệ hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững; Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy việc làm xanh hướng tới công bằng và tăng trưởng bao trùm; Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư; Tuyên bố Viêng Chăn về chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức hướng tới thúc đẩy việc làm thỏa đáng trong ASEAN; Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững.

Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN và ASEAN+3
Hội nghị diễn ra với hình thức trực tuyến

Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đánh giá cao việc xây dựng và thông qua các Tuyên bố trên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong ASEAN, tăng cường tính cạnh tranh của lực lượng lao động. Ngoài ra, những văn kiện này sẽ làm cơ sở cho ASEAN nói chung và mỗi quốc gia thành viên ASEAN tham khảo, lồng ghép các hoạt động vào chính sách của mình theo hướng phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm, nỗ lực hướng tới một xã hội hòa nhập và công bằng.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng đã thông qua kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2025 trong kênh lao động bao gồm: Chương trình làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN; Kế hoạch công tác của Nhóm công tác về các điển hình lao động tiên tiến trong ASEAN (SLOM-WG); Kế hoạch công tác của Nhóm công tác về An toàn vệ sinh lao động; Kế hoạch hành động của Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các nước thành viên triển khai cụ thể các hoạt động và dự án trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng đã thông qua một số văn kiện để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Thông cáo chung Hội nghị ALMM lần thứ 26 nhằm phản ánh kết quả của Hội nghị. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Philippines vào năm 2022.

Cùng với chủ đề của Hội nghị ALMM lần thứ 26, tại Hội nghị ALMM+3, Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN cũng đã dành thời gian cùng các Bộ trưởng, Trưởng đoàn ba nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ quan điểm, đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và chủ động thích ứng của người lao động ASEAN cũng như cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với ba nước đối tác.

Với vai trò Trưởng đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đánh giá cao chủ đề của Hội nghị ALMM lần thứ 26 vì nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Những thông tin chia sẻ về chủ đề sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực và sự chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn nhân lực ASEAN nhằm giúp các lao động có thể tiếp tục công việc của mình và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những thay đổi của thế giới công việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhấn mạnh, thế giới đang trải qua những biến đổi to lớn trong đó phải kể đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin, robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Tỷ lệ này ở ASEAN sẽ còn cao hơn. Theo nghiên cứu của ILO, ở năm nước ASEAN dự báo 56% việc làm có thể bị ảnh hưởng, thậm chí thay thế bởi tự động hóa trong vài thập kỷ tới. Ngoài ra, thế giới việc làm cũng đang có những sự thay đổi sâu sắc trước những tác động của biến đổi khí hậu, xã hội đang già hóa, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã tác động tới 2,7 tỷ người lao động, chiếm khoảng 81% lực lượng lao động trên toàn thế giới.

Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN và ASEAN+3
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tại Hội nghị

Bộ trưởng chia sẻ, tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Thông qua thực hiện Chiến lược này, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 24 % năm 2019 và ước tính đạt mục tiêu 25% vào năm 2020. Một số chỉ số nhân lực của Việt Nam cũng đạt thứ hạng cao trong khu vực như chỉ số vốn nhân lực, chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số phát triển con người. Tiếp nối Chiến lược trên, Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030 đang được Việt Nam xây dựng với việc tập trung vào Phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nước thành viên ASEAN trong việc cùng Việt Nam xây dựng và thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và Lộ trình của Tuyên bố. Việt Nam cam kết thực hiện các nỗ lực cùng ASEAN nhằm thúc đẩy hiệu quả việc triển khai các Tuyên bố đã được thông qua. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 sẽ không ngừng được thúc đẩy, nhằm hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN mang tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt trong tương lai việc làm như chủ đề của Hội nghị ALMM lần thứ 26.

Thúc đẩy hữu nghị nhân dân ASEAN – Trung Quốc thời kỳ hậu COVID-19 Thúc đẩy hữu nghị nhân dân ASEAN – Trung Quốc thời kỳ hậu COVID-19
Triển lãm về trang phục truyền thống 10 nước ASEAN Triển lãm về trang phục truyền thống 10 nước ASEAN
Thu Phương
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quan hệ ASEAN và đối tác: tiếp tục tiến triển tích cực

Quan hệ ASEAN và đối tác: tiếp tục tiến triển tích cực

Trong hai ngày 10-11/6/2025, tại Penang, Malaysia, đã diễn ra loạt Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), với sự tham dự của đại biểu đến từ 10 nước ASEAN và 17 đối tác. Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp.
[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

Việt Nam đã hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Việt Nam cam kết góp phần xây dựng ASEAN bao trùm, bền vững và gắn kết

Việt Nam cam kết góp phần xây dựng ASEAN bao trùm, bền vững và gắn kết

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 25/5, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đã tham dự Phiên họp trù bị Cuộc gặp các Nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Cấp cao liên quan.

Bình luận

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới