--> -->
Trang chủ Kinh tế Bất động sản
11:02 | 15/04/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định dành 20% đất xây nhà xã hội trong các dự án nhà ở thương mại

Theo Bộ Xây dựng, v iệc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ 20%) chưa phù hợp với thực tiễn.

Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

Bên cạnh mức lãi suất ưu đãi, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án.

Bộ Xây dựng xin rút đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư

Bộ Xây dựng xin rút đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư

Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định sở hữu chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Xem trước bài viết |  BizLIVE.vn - Nhịp sống doanh nghiệp
Ảnh minh họa.

Người thu nhập thấp vào ở trong căn hộ xã hội ở khu đô thị là không phù hợp

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết về thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Tại dự thảo trên, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014: “Tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Đối với các loại đô thị còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để yêu cầu chủ đầu tư phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở 2014: “Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.”

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, việc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ 20%) chưa phù hợp với thực tiễn.

Cụ thể, quy định nêu trên dẫn đến việc hầu hết các địa phương chỉ quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; hầu như không bố trí các quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội.

Hơn nữa, việc yêu cầu tất cả các dự án phải dành quỹ đất nhà ở xã hội mà không căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương (trong đó xác định nhu cầu và mục tiêu phát triển các loại hình nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị; điều kiện kinh tế - địa lý của từng vùng, miền, địa phương... có thể dẫn đến tình trạng quỹ đất này không được đưa vào đầu tư, gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí nguồn lực đất đai và làm tăng giá nhà ở.

Mặt khác, một số dự án có tính chất đặc thù về kiến trúc cảnh quan, địa hình phức tạp (đồi núi, ven biển); các dự án nhà ở thương mại cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng... nếu bố trí nhà ở xã hội trong dự án không những có thể phá vỡ quy hoạch, kiến trúc và không đạt được mục tiêu đầu tư của dự án.

Theo Bộ Xây dựng, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất nhỏ (ví dụ dưới 2ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I), việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (đất 20%) là không khả thi do không đủ diện tích tối thiểu để đầu tư được 1 khối nhà ở xã hội độc lập đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc, cảnh quan chung của dự án…

Quỹ đất này cũng không khả thi nếu chuyển thành loại hình nhà ở xã hội dạng thấp tầng do các đô thị loại đặc biệt, loại I không khuyến khích loại hình nhà ở này để tiết kiệm quỹ đất. Đồng thời, nếu phát triển loại hình nhà ở xã hội liền kề này trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị (thường ở các vị trí “đất vàng”) có thể tiềm ẩn các tiêu cực, không công bằng.

Ngoài ra, tường hợp người thu nhập thấp vào ở trong các căn hộ nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại cao cấp, siêu cao cấp thì chỉ tính riêng chi phí quản lý vận hành tòa nhà cũng như các dịch vụ thiết yếu khác trong các dự án này cũng là không phù hợp với thu nhập của họ.

“Các bất cập nêu trên khiến quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn vừa qua còn thiếu rất nhiều, cả nước mới quy hoạch, bố trí được 3.359,07ha (đạt 36,34% so với nhu cầu đến năm 2020)”, Bộ Xây dựng cho biết.

Đề xuất giao việc phát triển quỹ đất xây nhà ở xã hội cho UBND cấp tỉnh

Để giải quyết bất cập nêu trên, nhằm tăng cường trách nhiệm, sự chủ động cho chính quyền địa phương, đảm bảo bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho nhu cầu của địa phương, Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm quy định quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo hướng: Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

Đối với khu vực nông thôn, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội. Quỹ đất này được bố trí theo đúng nhu cầu được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt, phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực nơi có dự án và phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của các đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

“Căn cứ vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc dành một tỷ lệ nhất định nguồn tiền thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để thực hiện công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, dự án nhà lưu trú công nhân trên phạm vi địa bàn”, Bộ Xây dựng đề xuất.

Thủ tướng phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội Thủ tướng phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Theo đề án, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn...
Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội
Bên cạnh mức lãi suất ưu đãi, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án.
Tuấn Minh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Triển khai gói 120.000 tỷ đồng: Kỳ vọng và quan ngại

Triển khai gói 120.000 tỷ đồng: Kỳ vọng và quan ngại

Dù khẳng định việc nhanh chóng triển khai gói 120.000 tỷ đồng sẽ giúp thị trường bất động sản "ấm" lên, song các chuyên gia quan ngại, lãi suất cho vay không ổn định, có thể tăng trên mức 10% hay các điều kiện thủ tục cho vay khó khăn khiến chính sách khó phát huy được hiệu quả.
“Chỉ dựa vào ngân sách để phát triển các dự án nhà ở xã hội là điều không thể”

“Chỉ dựa vào ngân sách để phát triển các dự án nhà ở xã hội là điều không thể”

Ở nhiều thị trường, phía Nhà nước phải khuyến khích khối tư nhân để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào vấn đề này, chuyên gia Savills nêu.

Bình luận

Đọc nhiều

Việt Nam - Campuchia: 58 năm vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện

Việt Nam - Campuchia: 58 năm vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện

Nhân kỷ niệm 58 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2025), học giả Uch Leang - Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam (CAVA) đã có bài viết đăng trên báo Khmer Times, khẳng định quan hệ song phương giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện.
Đổi mới, chuyên nghiệp hóa, kiến tạo nền ngoại giao nhân dân bản lĩnh, hiện đại và hiệu quả

Đổi mới, chuyên nghiệp hóa, kiến tạo nền ngoại giao nhân dân bản lĩnh, hiện đại và hiệu quả

Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, chuyên nghiệp hóa, huy động toàn xã hội cùng tham gia và kiến tạo một nền ngoại giao nhân dân bản lĩnh, hiện đại và hiệu quả trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng khi phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 ngày 26/6 tại Hà Nội.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam bàn cơ chế phối hợp thúc đẩy quan hệ nhân dân

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam bàn cơ chế phối hợp thúc đẩy quan hệ nhân dân

Ngày 25/6 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn đã có buổi làm việc với Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh. Hai bên trao đổi về cơ chế phối hợp nhằm thúc đẩy quan hệ nhân dân Việt Nam - Lào, góp phần làm sâu sắc hơn tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Trao kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Canada tại Việt Nam

Trao kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Canada tại Việt Nam

Trong nhiệm kỳ công tác 3 năm tại Việt Nam, Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Nhằm ghi nhận những đóng góp của Đại sứ, ngày 25/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Shawn Steil.
Tình bạn Chile qua thơ trong ký ức Trần Đăng Khoa

Tình bạn Chile qua thơ trong ký ức Trần Đăng Khoa

Từ một bài thơ của bạn nhỏ Chile viết về Việt Nam năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa - khi ấy mới 10 tuổi - đã hồi đáp bằng một bài thơ gửi người chưa từng gặp. Gần 60 năm sau, ông kể lại câu chuyện đặc biệt ấy tại lễ ra mắt bộ truyện thiếu nhi Chile "Papelucho", cùng những ký ức sâu sắc về đất nước và con người Chile - nơi ông gọi là “đẹp vô cùng, sạch đến mức lấy khăn lau đường cũng không thấy bụi”.

Multimedia

Xem trên
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới