--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
10:13 | 16/09/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các nước châu Âu ứng phó với mưa lũ kỷ lục trong lịch sử

Mưa lụt gây ảnh hưởng mạnh tại châu Âu, trải dải từ các nước Romania cho tới Ba Lan. Các nước đang triển khai ứng phó thiên tai và đảm bảo an toàn cho người dân.
Cách xử lý nước để sử dụng sau mưa lũ đơn giản, hiệu quả nhất
Mưa bão và việc ứng phó, an dân của người xưa

Một áp thấp di chuyển chậm được gọi là bão Boris đã đổ lượng mưa tương đương một tháng xuống nhiều nước châu Âu. Báo động đỏ - mức cảnh báo cao nhất - đã được ban hành cho một số khu vực của Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Áo, Slovakia... Theo Meteoalarm, mức cảnh báo này liên quan đến "hiện tượng khí tượng dữ dội" và "có khả năng gây ra thiệt hại lớn". Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và tài sản.

Các nước châu Âu ứng phó mưa lũ kỷ lục lịch sử 2
Lũ lụt ở Ba Lan

Các quốc gia Trung Âu đang triển khai các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình hình mưa lũ. Các lực lượng cứu hộ và cơ quan chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời khuyến cáo người dân tuân thủ các hướng dẫn an toàn và sẵn sàng sơ tán khi có yêu cầu.

Bộ trưởng Môi trường Séc Petr Hladik cho biết tình hình hiện tại ở Cộng hòa Séc tương tự như thời điểm trước khi diễn ra trận lũ lụt lịch sử làm tê liệt đất nước vào năm 1997 và 2002. Trận lũ năm 1997 tấn công vùng phía Đông Moravia - nơi có lượng mưa lớn, cướp đi sinh mạng của 50 người và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Trong khi đó, trận lũ lụt năm 2002 ở phía Tây đất nước, khiến 17 người thiệt mạng và gây thiệt lớn hơn trận lũ lụt năm 1997.

Các nhà điều hành đập thủy điện đang chủ động giảm mực nước ở một số hồ chứa nước của Séc, trong khi một số lễ hội ngoài trời bị hủy hoặc hoãn lại. Tại thủ đô Praha, hoạt động giao thông đường thủy đã bị cấm. Các cơ quan chức năng đã cho lắp đặt hệ thống chắn lũ tại các khu vực ven sông Vltava, đồng thời sẵn sàng cho các phương án khi mực nước sông tiếp tục dâng cao. Chính quyền thành phố Praha cho thiết lập đường dây nóng để phục vụ người dân trong tình trạng khủng hoảng liên quan đến lũ lụt.

Nhiều thành phố ở Moravia đã dựng rào chắn chống lũ và chuẩn bị bao cát để chống chọi với thời tiết. Các nhà dự báo thời tiết địa phương cảnh báo sức gió có thể lên tới 100km/h.

Các nước châu Âu ứng phó mưa lũ kỷ lục lịch sử 5
Cứu hộ ở Séc

Cảnh sát và lính cứu hỏa phải sử dụng trực thăng để sơ tán những người bị mắc kẹt trong các quận bị ảnh hưởng. Tổng cộng hơn 10.000 người đã được sơ tán trong trên toàn Cộng hòa Séc. 4 người bị nước cuốn trôi hiện vẫn mất tích, khoảng 250.000 ngôi nhà bị mất điện do gió mạnh và mưa lớn.

Bộ Quốc phòng Séc cho biết, quân đội đã kích hoạt trung tâm tác chiến, đặt lực lượng cứu hộ trong tình trạng sẵn sàng cho các tình huống báo động do lũ lụt. Các lực lượng khác như công binh, không quân và các đơn vị cứu hỏa quân sự cũng sẽ được huy động trong trường hợp cần thiết.

Tại Ba Lan, mức độ ngập lụt đang gia tăng ở các thị trấn và làng mạc gần biên giới Séc. Mực nước sông tại Klodzko đã dâng lên 665 cm, vượt qua kỷ lục được ghi nhận trong trận lũ lớn vào năm 1997. Cây cầu ở thị trấn lịch sử Glucholazy sụp đổ hoàn toàn, một ngôi nhà bị cuốn trôi và một con đập bị vỡ. Hiện nguồn cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc đã bị gián đoạn ở một số khu vực bị ngập lụt. Các lực lượng cứu hộ đã được huy động, trực thăng đã được điều động đến tỉnh Opolskie để giải cứu những người dân mắc kẹt trên nóc nhà.

Các nước châu Âu ứng phó mưa lũ kỷ lục lịch sử 1

Lính cứu hỏa lấp đầy bao cát ở Glucholazy, miền Nam Ba Lan

Đội cứu hỏa đang xây dựng hàng phòng thủ xung quanh các con sông. Quan chức ở Glucholazy ra lệnh sơ tán. Riêng tại Wroclaw, thành phố với 675.000 dân, thị trưởng đã thành lập ủy ban khủng hoảng. Các nhà chức trách đang tiến hành xả hết nước từ các hồ chứa và lực lượng cứu hỏa thành phố sẵn sàng sử dụng các máy bơm công suất lớn.

Tại Romania, các dịch vụ cứu hộ đã được triển khai tại các hạt bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Giới chức Romania thông báo đã ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 100 năm qua. Thủ tướng Marcel Ciolacu đã đến thăm hạt Galati bị ảnh hưởng nặng nề, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và khoảng 5.400 ngôi nhà bị hư hại. Chính quyền ở đó đã lập các trại cứu trợ tạm thời với nơi ở cho những người dân phải di dời.

Các nước châu Âu ứng phó mưa lũ kỷ lục lịch sử 4

Người dân kéo một người ra khỏi dòng nước lũ ở Romania

Tại thủ đô Budapest của Hungary, quan chức nâng dự báo mực nước sông Danube dâng cao trong nửa cuối tuần này lên hơn 8,5 m, gần mức kỷ lục 8,91 m vào năm 2013.

Tại Áo, mưa lớn đã khiến nước dâng cao ở một số con sông và các dịch vụ cứu hộ được triển khai tại một số vùng của đất nước. Nhiều thành phố ở Áo đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi mưa lớn tiếp tục kéo dài.Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố quân đội sẵn sàng triển khai tới 1.000 binh sĩ để hỗ trợ công tác phòng chống lũ và cứu hộ, cứu nạn.

Quân đội Slovakia và lực lượng lính cứu hỏa tình nguyện cũng đang trong tình trạng báo động. Chỉ huy Lực lượng Cứu hỏa Slovakia, ông Adrian Mifkovic cho biết các đập di động dài 5 đến 6km đã sẵn sàng được huy động trong trường hợp cần thiết.

Tại Đức, các tiểu bang phía Nam và phía Đông đang chuẩn bị ứng phó với lũ lụt. Cảnh báo lũ lụt đã được ban bố cho các con sông ở tiểu bang Saxony. Thủ phủ của bang Dresden, nằm trên sông Elbe sẽ được bảo vệ khỏi mực nước dâng cao bằng các rào chắn di động được dựng lên ngày 16/9.

Việt Nam và Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống lũ lụt, khắc phục hậu quả của bão Yagi Việt Nam và Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống lũ lụt, khắc phục hậu quả của bão Yagi
Trước tình hình thiên tai, bão lũ nghiêm trọng xảy ra trên địa bản một số tỉnh, thành phía Bắc, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, ngày 9/9/2024, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trao đổi với Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra.
Lào: Thủ đô Vientiane và Luang Prabang chuẩn bị ứng phó với lũ lụt do mực nước sông Mekong dâng cao Lào: Thủ đô Vientiane và Luang Prabang chuẩn bị ứng phó với lũ lụt do mực nước sông Mekong dâng cao
Trước tình trạng mực nước sông Mekong dâng cao, Lào đã kích hoạt các biện pháp ứng phó khẩn cấp để bảo vệ thủ đô Vientiane và thành phố Luang Prabang. Những trận mưa lớn dự kiến sẽ tiếp tục trong nhiều ngày tới, khiến cả hai thành phố đứng trước nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.

Khôi Nguyên (Theo Euro News, Reuters)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thủ tướng chia sẻ về "6 điểm tựa Việt Nam"

Thủ tướng chia sẻ về "6 điểm tựa Việt Nam"

Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.
Bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, ước tính làm giảm 0,15% GDP năm 2024

Bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, ước tính làm giảm 0,15% GDP năm 2024

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do tác động của bão Yagi tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão.
Thuỵ Sĩ cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam khôi phục sau bão Yagi

Thuỵ Sĩ cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam khôi phục sau bão Yagi

Thụy Sỹ dự kiến sẽ cử khoảng 8 chuyên gia nước sạch, vệ sinh, nhà an toàn… cùng hơn 25 nghìn kg hàng hóa để hỗ trợ Việt Nam sau bão số 3.
Thời tiết hôm nay (28/5): Mưa lớn trên diện rộng tại nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (28/5): Mưa lớn trên diện rộng tại nhiều khu vực

Dự báo thời tiết, từ chiều tối 28/5 đến ngày 30/5, nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ.
Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong vô vàn những quy tắc bắt buộc phải biết trên bàn ăn của người châu Âu. Bạn cần biết những quy tắc này để không trở nên thiếu chuyên nghiệp, kém sang trọng trong mắt chủ tiệc và những vị khách khác cùng bàn.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 diễn ra từ ngày 14-16/2/2025 tại thành phố Munich (Đức) đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế khi Phó Tổng thống Mỹ JD Vance có bài phát biểu gây chấn động, làm sâu sắc thêm mối quan hệ đã căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Hội nghị Trung ương 12: Đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 12: Đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Hội nghị Trung ương 12 đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Kết quả của Hội nghị thể hiện rõ tinh thần đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát triển.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.