--> -->
Trang chủ Quốc tế
11:16 | 17/02/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 diễn ra từ ngày 14-16/2/2025 tại thành phố Munich (Đức) đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế khi Phó Tổng thống Mỹ JD Vance có bài phát biểu gây chấn động, làm sâu sắc thêm mối quan hệ đã căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu.
Trump điện đàm với Putin và Zelensky nhằm chấm dứt xung đột Ukraine
Lãnh đạo Mỹ - Pháp thảo luận về xung đột Ukraine và thuế quan
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich ở Đức, ngày 14/2. (Ảnh: AP)
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich ở Đức, ngày 14/2. (Ảnh: AP)

"Kẻ thù từ bên trong"

Trong bài phát biểu gây tranh cãi, Phó Tổng thống Vance đã thẳng thừng tuyên bố: "Mối đe dọa mà tôi lo lắng nhất đối với châu Âu không phải là Nga, không phải là Trung Quốc, không phải bất kỳ tác nhân bên ngoài nào khác. Điều tôi lo lắng là mối đe dọa từ bên trong, sự thoái lui của châu Âu khỏi một số giá trị cơ bản nhất của mình, những giá trị được chia sẻ với Mỹ."

Ông Vance đặc biệt chỉ trích Romania, nơi tòa án hiến pháp đã hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12/2024, thời điểm một ứng viên được cho là có quan điểm thân Nga có cơ hội lớn giành chiến thắng. Cuộc bầu cử đã được dời sang tháng 5/2025.

"Tôi đã bị sốc khi một cựu ủy viên châu Âu lên truyền hình gần đây và tỏ ra vui mừng khi chính phủ Romania vừa hủy bỏ toàn bộ kết quả một cuộc bầu cử. Ông ấy cảnh báo rằng nếu mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Đức," ông Vance nói.

Phó Tổng thống Mỹ còn chỉ trích gay gắt châu Âu về vấn đề di cư, nhấn mạnh rằng tình trạng nhập cư ồ ạt đã tạo ra một loạt các vấn đề an ninh. "Ngày nay, gần 1/5 số người sống ở đất nước này chuyển đến từ nước ngoài. Tất nhiên, đó là mức cao nhất mọi thời đại. Nhân tiện, con số này cũng tương tự ở Mỹ. Chỉ riêng trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022, số người nhập cư vào EU từ các quốc gia ngoài EU đã tăng gấp đôi và tất nhiên, con số này đã tăng cao hơn nhiều kể từ đó."

Phản ứng dữ dội từ châu Âu

Những lời chỉ trích nặng nề của Phó Tổng thống Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phẫn nộ. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, đồng minh thân cận của Mỹ và cũng là nước chủ nhà Hội nghị An ninh Munich, đã thốt lên: "Các chỉ trích đó không thể chấp nhận được."

Sự bẽ bàng và giận dữ của các nhà lãnh đạo châu Âu được thể hiện rõ qua lời phát biểu bế mạc của ông Christoph Heusgen, Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61: "Hội nghị này bắt đầu như một hội nghị xuyên Đại Tây Dương, và sau bài phát biểu của Phó Tổng thống Vance, chúng ta phải lo sợ rằng nền tảng giá trị chung của chúng ta không còn chung như trước nữa." Ông Heusgen thậm chí đã bật khóc ngay trên sân khấu.

Nathalie Tocci, giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Rome, nhận định rằng thông điệp từ bài phát biểu của ông Vance là mối đe dọa trực tiếp của Mỹ đối với Liên minh châu Âu (EU). Bà gọi đây là bước ngoặt lớn: "Vấn đề thậm chí không phải là Ukraine. Vấn đề là Mỹ cố tình làm suy yếu, nếu không muốn nói là phá hủy châu Âu, trong đó Ukraine là một phần."

Kiểm duyệt và vai trò của nền dân chủ

Một phần đáng chú ý trong bài phát biểu của ông Vance là lời chỉ trích về sự kiểm duyệt thông tin. "Các tiếng nói lớn nhất về kiểm duyệt không đến từ bên trong châu Âu, mà từ chính đất nước tôi, nơi chính quyền tiền nhiệm đã đe dọa và bắt ép các công ty truyền thông xã hội để kiểm duyệt cái gọi là thông tin sai lệch."

Ông Vance nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe người dân: "Nhiệm vụ của nền dân chủ là giải quyết những câu hỏi lớn này tại thùng phiếu. Và tin tôi đi, nếu nền dân chủ Mỹ có thể tồn tại được mười năm dưới sự chỉ trích của Greta Thunberg, thì các bạn cũng có thể tồn tại được vài tháng dưới sự chỉ trích của Elon Musk."

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich
Người biểu tình Đức giương cao biểu ngữ "bảo vệ nền dân chủ". (Ảnh: DPA)

Ông cũng cảnh báo: "Điều mà không nền dân chủ nào, dù là Mỹ, Đức hay châu Âu, có thể tồn tại được là nói với hàng triệu cử tri rằng suy nghĩ và mối quan tâm, nguyện vọng, lời kêu gọi cứu trợ của họ là không phù hợp hoặc không xứng đáng được xem xét."

Chi tiêu quốc phòng và an ninh châu Âu

Đòi hỏi lớn nhất đối với châu Âu được nhắc đi nhắc lại từ trước và sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai là việc tăng ngân sách quốc phòng, tự đảm bảo an ninh của mình. Theo đó, mục tiêu là tăng chi tiêu cho quốc phòng lên mức 5% GDP, một con số đáng kể khi hiện nay châu Âu phải chật vật mới chỉ gần đạt mức chi tiêu 2% GDP.

Về vấn đề này, Phó Tổng thống Vance chỉ trích thẳng thừng các đối tác châu Âu: "Tôi đã nghe rất nhiều về những gì các bạn cần tự bảo vệ mình, và tất nhiên điều đó rất quan trọng. Nhưng điều có vẻ hơi mơ hồ đối với tôi, và chắc chắn là đối với nhiều công dân châu Âu, chính xác là bạn đang tự bảo vệ mình vì điều gì."

Ảnh hưởng đến mối quan hệ Nga - phương Tây

Các nhà phân tích cho rằng, những phát biểu của ông Vance và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khiến các lãnh đạo và quan chức châu Âu dự Hội nghị an ninh Munich cảm thấy bất an, lo lắng chính quyền Mỹ hiện nay có thể liên kết với Nga và từ bỏ châu Âu hoàn toàn.

Andrew S. Weiss, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nhận định: "Kể từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra vào cuối những năm 1940, Điện Kremlin đã muốn đẩy nước Mỹ ra khỏi vai trò nền tảng của an ninh châu Âu. Ông Putin chắc chắn đủ khôn ngoan để nắm bắt bất kỳ cơ hội nào do chính quyền mới tạo ra."

Theo báo New York Times, năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây sốc cho phương Tây tại chính Hội nghị An ninh Munich, khi ông nói về việc đảo ngược vai trò thống trị của Mỹ và sự cân bằng quyền lực mới ở châu Âu, phù hợp với lợi ích của Nga. Gần hai thập kỷ sau, những phát biểu của các quan chức cấp cao thuộc nội các của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy: Tổng thống Putin đã tìm thấy một chính quyền Mỹ có thể giúp ông hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Triển vọng quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Hội nghị An ninh Munich 2025 đã kết thúc trong bầu không khí căng thẳng chưa từng có giữa hai bờ Đại Tây Dương. Thách thức đối với châu Âu nổi lên khi Đức và Pháp, hai quốc gia lớn nhất của EU, đều đang trải qua khủng hoảng lãnh đạo, một phần do các phong trào chính trị có quan điểm tương đồng với ông Trump.

Trong bối cảnh này, EU đang phải tái cân nhắc chiến lược an ninh của mình với khả năng phải tự chủ hơn trong việc bảo vệ lục địa này. Như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhấn mạnh trong phát biểu của mình tại hội nghị, châu Âu cần "thành lập quân đội riêng" để bảo vệ lợi ích của mình.

Những tuyên bố gây sốc tại Hội nghị An ninh Munich 2025 có thể là dấu hiệu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, nơi các đồng minh truyền thống sẽ phải định nghĩa lại mối quan hệ của họ trong một trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Mối đe dọa thuế quan của Mỹ làm gia tăng khủng hoảng kinh tế châu Âu Mối đe dọa thuế quan của Mỹ làm gia tăng khủng hoảng kinh tế châu Âu
Châu Âu lo ngại hiệu ứng lan tỏa từ 'suy thoái Trump' Châu Âu lo ngại hiệu ứng lan tỏa từ 'suy thoái Trump'
Ngọc Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chỉ sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ thứ hai (từ 20/01/2025 - 30/04/2025), Tổng thống Donald Trump đã tạo ra những điều chỉnh đáng chú ý trong định hướng điều hành nước Mỹ, cả ở đối nội lẫn đối ngoại.

Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024