--> -->
Trang chủ Quốc tế
10:13 | 06/05/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mỹ siết lại sức ảnh hưởng tại Tây Bán cầu với học thuyết Monroe 2.0

Từ những tuyên bố ngoại giao đến chính sách thương mại và di cư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động một phiên bản hiện đại của Học thuyết Monroe – chiến lược từng khẳng định Tây Bán cầu là khu vực ảnh hưởng riêng của Mỹ từ thế kỷ 19. Đây là quan điểm được tác giả Karen DeYoung đưa ra trong bài viết "Trump tái áp dụng Học thuyết Monroe trong quan hệ với Tây Bán cầu" đăng trên The Washington Post (Mỹ). Tạp chí Thời đại lược dịch và giới thiệu.
Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ
Chính quyền Mỹ thời Donald Trump: Cuộc thử nghiệm mới về chủ nghĩa hiện thực

Tín hiệu cứng rắn từ Nhà Trắng

Cuối tháng 1, chỉ hai ngày trước khi Quốc hội Chile thông qua một gói cải cách an sinh xã hội vốn được tranh luận suốt nhiều năm, một nhóm nhà đầu tư Mỹ đã gửi thư cảnh báo tới Tổng thống Gabriel Boric, bày tỏ lo ngại rằng cải cách sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang "xem xét lại các hiệp định thương mại". Một quan chức Nam Mỹ nhận định đây là lời nhắn ngầm: "Chúng tôi sẽ báo cáo với Tổng thống Donald Trump, và ông ấy sẽ không hài lòng".

Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump đã phát đi thông điệp rõ ràng về định hướng mới. Trong phát biểu sau lễ ký các sắc lệnh hành pháp đầu tiên, ông tuyên bố quan hệ với Mỹ Latinh “nên tốt đẹp”, nhưng lập tức nhấn mạnh: “Họ cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ”. Câu nói bị nhiều nước trong khu vực này coi là một hình thức đe dọa hơn là hợp tác, làm sống lại ký ức về thời kỳ Mỹ can thiệp thô bạo dưới danh nghĩa bảo vệ lợi ích an ninh.

Mỹ siết lại sức ảnh hưởng tại Tây Bán cầu với học thuyết Monroe 2.0
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng vào tháng 2/2025. (Ảnh: The Washington Post)

Áp lực thương mại và biện pháp đơn phương

Trong tháng 2, Trump ký sắc lệnh đánh giá "rủi ro an ninh quốc gia" từ việc phụ thuộc vào đồng nhập khẩu – một trong những mặt hàng chiến lược mà Mỹ nhập nhiều nhất từ Chile. Đến đầu tháng 3, ông bất ngờ áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico – hai nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu. Colombia, dù là đồng minh thân cận, cũng bị đe dọa áp thuế nếu không hợp tác trong việc tiếp nhận người di cư bị trục xuất.

Tổng thống Donald Trump còn thể hiện tham vọng rộng lớn hơn khi công khai đặt vấn đề về quyền kiểm soát của Đan Mạch đối với Greenland hay đề xuất rằng Canada "nên trở thành bang thứ 51 của Mỹ". Những tuyên bố này càng củng cố nhận định rằng chính sách đối ngoại mới đang mang màu sắc của “Vận mệnh hiển nhiên” – khái niệm từng được dùng để biện minh cho việc mở rộng lãnh thổ Mỹ hồi thế kỷ 19.

Hồi sinh học thuyết cũ dưới hình thức mới

Học thuyết Monroe, được Tổng thống Mỹ James Monroe tuyên bố vào năm 1823, là lời cảnh báo các cường quốc nước ngoài không được can thiệp vào Tây Bán cầu. Tổng thống Donald Trump nhiều lần viện dẫn học thuyết này như nền tảng cho chính sách đối ngoại, và trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc năm 2018, ông khẳng định đây là “chính sách chính thức” của Mỹ.

Trong khi một số nhà phân tích lạc quan rằng việc bổ nhiệm Marco Rubio - chính trị gia gốc Cuba - làm Ngoại trưởng sẽ giúp hàn gắn quan hệ với Mỹ Latinh, thực tế cho thấy Tổng thống Donald Trump đang triển khai một phiên bản “Học thuyết Monroe 2.0”. Stephen Bannon, cựu chiến lược gia Nhà Trắng, thậm chí đã gọi đây là sự kết hợp giữa Học thuyết Monroe, "Pháo đài Mỹ" và “Vận mệnh hiển nhiên”.

Christopher Landau, phó ngoại trưởng được đề cử, sinh ra tại Tây Ban Nha và từng là đại sứ tại Mexico. Đặc phái viên về Mỹ Latinh Mauricio Claver-Carone - cũng là người gốc Cuba - cùng Rubio đều đóng vai trò then chốt trong chiến lược khu vực. Trong một bài viết trên Wall Street Journal, Ngoại trưởng Rubio tuyên bố: “Việc phớt lờ khu vực của chúng ta sẽ chấm dứt ngay bây giờ”.

Những phản ứng dè chừng

Dù bị áp lực từ chính quyền Mỹ, nhiều quốc gia Mỹ Latinh vẫn giữ thái độ thận trọng. Ngoại trưởng Honduras Enrique Reina cho biết: “Khi quan hệ với Mỹ gặp trục trặc, bất kỳ quốc gia nào cũng phải tìm giải pháp thay thế”. Tổng thống Xiomara Castro của Honduras thậm chí tuyên bố sẽ cân nhắc lại chính sách hợp tác quân sự nếu Mỹ trục xuất hàng loạt người nhập cư về nước.

Căn cứ Không quân Soto Cano của Honduras hiện tiếp nhận khoảng 1.500 quân nhân Mỹ – lực lượng được xem là trung tâm cho các hoạt động chống buôn lậu, tội phạm có tổ chức và cứu trợ thiên tai trong khu vực. Ngoại trưởng Reina cảnh báo: “Chúng tôi hiểu Mỹ có chủ quyền và quyền quyết định riêng, nhưng điều chúng tôi mong đợi là sự tôn trọng quyền con người”.

Ngăn chặn ảnh hưởng từ Trung Quốc

Một phần quan trọng trong chiến lược Monroe mới là chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh. Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại số một của Nam Mỹ và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, cảng biển, khai khoáng tại Mexico, Peru, Brazil và một số đảo Caribe. Dù chưa có hiện diện quân sự chính thức, nhiều công ty quốc doanh Trung Quốc đã xây dựng hoặc kiểm soát các cảng chiến lược trong khu vực.

Việc các nước Mỹ Latinh từng được Mỹ hỗ trợ chuyển từ duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan sang Trung Quốc – như Costa Rica (2007), Panama (2017), Honduras (2023) – càng khiến Washington lo ngại. Chỉ còn vài quốc gia nhỏ như Paraguay, Guatemala, Belize và Haiti duy trì quan hệ với Đài Loan.

Trong buổi trao đổi trước lễ nhậm chức tại Viện Hòa bình Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia Michael Waltz cho biết: “Quốc hội đang rất lo lắng về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Tây Bán cầu, đặc biệt khi Mỹ đang mất dần vai trò tại đây”.

Chiến lược đối ngoại của Tổng thống Donald Trump tại Tây Bán cầu đang mở ra một thời kỳ mới, trong đó nước Mỹ chủ động khôi phục ảnh hưởng bằng cả đòn bẩy cứng rắn lẫn răn đe chính trị. Với việc tái kích hoạt tinh thần Học thuyết Monroe, chính quyền Donald Trump không chỉ muốn củng cố vị thế lãnh đạo trong khu vực mà còn ngăn chặn những đối thủ chiến lược như Trung Quốc. Tuy nhiên, sự đơn phương và giọng điệu quyết liệt của chính sách này cũng khiến nhiều quốc gia Mỹ Latinh lo ngại về một tương lai hợp tác thiếu bình đẳng và thiếu tôn trọng.

Đường link bài viết trên trang The Washington Post:

https://www.washingtonpost.com/national-security/2025/02/28/trump-latin-america-monroe-doctrine/

Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"
Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”? Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?
Linh Châu (lược dịch)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính quyền Mỹ thời Donald Trump: Cuộc thử nghiệm mới về chủ nghĩa hiện thực

Chính quyền Mỹ thời Donald Trump: Cuộc thử nghiệm mới về chủ nghĩa hiện thực

Trong bài viết “Nước Mỹ dưới thời Trump là cuộc thử nghiệm vĩ đại của những người theo chủ nghĩa hiện thực” đăng trên tạp chí Foreign Policy, tác giả Raphael S. Cohen cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp dụng triệt để chủ nghĩa hiện thực trong hoạch định chính sách đối ngoại. Điều này sẽ trở thành chất liệu giảng dạy cho thế hệ sinh viên ngành quan hệ quốc tế trong tương lai. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu.
Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.
Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Chính sách thuế quan "có đi có lại" được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiềm chế toàn cầu hóa, tuy nhiên các vấn đề cấu trúc cố hữu của nó có thể đẩy nhanh xu hướng “phi Mỹ hóa” trong thương mại toàn cầu. Đó là nhận định được bà Zhang Monan, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Mỹ và châu Âu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) nêu trong một bài viết đăng trên trang China-US Focus ngày 2/5.

Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Rạng sáng 4/5 (giờ Hà Nội), tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow (Liên bang Nga) đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025). Hàng trăm kiều bào, du học sinh Việt Nam đã có mặt từ sớm tại tuyến đường dẫn vào quảng trường để đón đoàn.
JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang

JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang

Hội đồng Xúc tiến hòa bình, hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam (JVPF) vừa thăm, làm việc và trao 20 suất học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng) cho học sinh dân tộc thiểu số đạt thành tích xuất sắc tại Trường Trung học cơ sở Lục Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Đoàn do ông Kawajl Takashi, Chủ tịch JVPF tỉnh Kagoshima, thành viên JVPF, làm trưởng đoàn.
Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.