--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:19 | 26/07/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cảnh báo lừa đảo đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thời gian gần đây, Công an các địa phương liên tục phát đi cảnh báo tình trạng công dân xuất cảnh trái phép sang Campuchia bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, đề nghị người dân cảnh giác trước những lời quảng cáo việc nhẹ, lương cao.
Người lao động làm công việc gì, được huấn luyện an toàn theo công việc đó Người lao động làm công việc gì, được huấn luyện an toàn theo công việc đó
Sổ tay sức khỏe cho lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài Sổ tay sức khỏe cho lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Mới đây, một người mẹ tại tỉnh Quảng Ninh lên mạng xã hội đăng tin tìm con trai đi làm việc tại Campuchia nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Chị viết: “Cháu là Trần Thanh Bình, cháu đi Campuchia từ ngày 25/2, ai gặp hay biết cháu thì gọi cho em ạ”.

Cũng trên mạng xã hội không ít những lời kêu cứu, tự chuộc mình từ những người đã bị lừa sang làm việc tại Campuchia: “Có anh chị nào chuộc người 2.900$ không ạ, giúp em với”, “Mình có đứa em bị lừa bán sang khu Bavet, cho hỏi có cách nào liên hệ chuộc về được không”, “Cần một người thực sự giúp mình ra khỏi công ty này, bị lừa bán vào công ty vì không làm được. Cần chuộc ra làm bất cứ công việc gì…”, “Cần giúp đỡ: Bạn sang Campuchia làm, bị công ty lừa đảo. Không cho làm bắt nhốt đòi tiền gia đình chuộc. Còng tay các thứ không cho ăn uống 3 ngày nay rồi. Xin mọi người giúp đỡ”…

Những lời kêu cứu của người lao động làm việc tại Campuchia.
Những lời kêu cứu của người lao động làm việc tại Campuchia.

Trước thực trạng này, Công an tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân cần cảnh giác, khi đi lao động nước ngoài cần thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất cảnh theo quy định, tránh bị các đối tượng xấu dụ dỗ xuất cảnh trái phép. Còn Công an tỉnh Tây Ninh cho biết từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu của các gia đình có người thân bị lừa sang Campuchia lao động.

Thủ đoạn của các đối tượng là đưa ra những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh, khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.

Chủ yếu nạn nhân thường trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê. Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình tại Việt Nam để nộp tiền chuộc về nước với số tiền từ 3.000-30.000 USD.

Công an Thành phố Hải Phòng cho biết, nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau. Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bavet - tỉnh Svay Rieng; Banteay Meanchey - tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukville - tỉnh Preah Sihanouk, Chrey Thom - tỉnh Kandal và tại thành phố Phnom Penh.

Hiện nay, số người lao động Việt Nam được đưa đi làm việc hợp pháp tại nước ngoài ngày càng tăng tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Việt chưa có hợp tác việc làm với Chính phủ Campuchia. Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) cho rằng, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thay vì tin lời dụ dỗ của những kẻ lạ mặt, không có thông tin hay môi giới thì nên tới các cơ quan Nhà nước như Phòng LĐ, TB&XH, Sở LĐ, TB&XH hay Trung tâm Dịch vụ việc làm địa phương, các công ty xuất khẩu lao động được cấp giấy phép để được tư vấn.

Nhằm giảm thiểu việc lao động di cư tự do, ngăn chặn hành vi lừa đảo, mua bán người qua biên giới, Công an các địa phương khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại... của các đối tượng trên mạng xã hội. Trước khi xác định nhận lời đi làm, cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc tại đó như thế nào.

Chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan hoặc liên hệ với các cơ quan chức năng như Phòng LĐ, TB&XH; Sở LĐ, TB&XH; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh; Công an các huyện, thị xã, thành phố hoặc Công an các xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục xuất cảnh theo quy định, tránh bị các đối tượng xấu dụ dỗ xuất cảnh trái phép.

Thông báo cho người thân và gia đình về địa điểm nơi làm việc, công việc của mình và người cùng đi trước khi quyết định xuất cảnh. Đồng thời, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có hoạt động lôi kéo người khác xuất cảnh trái phép cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời hướng dẫn, ngăn chặn, điều tra, xử lý.

Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao Lào thăm và làm việc tại Việt Nam Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao Lào thăm và làm việc tại Việt Nam
Hải Phòng cảnh báo tình trạng công dân xuất cảnh trái phép bị cưỡng bức lao động Hải Phòng cảnh báo tình trạng công dân xuất cảnh trái phép bị cưỡng bức lao động
Nhã Liên (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ, mỗi người tiêu dùng cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để trở thành du khách “thông thái”.
Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025

Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025

Quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học 2025 theo Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/04/2025).
Gợi ý các lý do nghỉ việc hợp lý dành cho người lao động để tránh rắc rối

Gợi ý các lý do nghỉ việc hợp lý dành cho người lao động để tránh rắc rối

Gợi ý cách xin nghỉ việc và những lý do hợp lý sẽ giúp bạn tránh rắc rối và duy trì mối quan hệ tốt với công ty.

Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Sáng 01/7, chiếc máy bay chở khách C909 do Trung Quốc sản xuất thuộc Hãng hàng không quốc tế Trung Quốc (Air China) đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, đánh dấu việc hãng hàng không này chính thức mở tuyến đường bay quốc tế đầu tiên sử dụng máy bay C909.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới