--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
16:04 | 27/02/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu

Đây là một trong năm kiến nghị quan trọng Chủ tịch BIDV đưa ra tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sáng nay (27/2).
Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?
VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV báo cáo về việc thực hiện vai trò của các NHTM trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững", ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đã có báo cáo về việc thực hiện vai trò của các ngân hàng thương mại (NHTM) với tư cách là DNNN trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Cung ứng vốn và hỗ trợ nền kinh tế

Theo Chủ tịch BIDV, các NHTM Nhà nước nhận thức sâu sắc trách nhiệm của DNNN trước thời cơ yêu cầu của đất nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Ngay từ đầu năm, các ngân hàng đã ban hành các nghị quyết, quyết định, chương trình hành động để kịp thời thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết 01 và chỉ đạo của NHNN.

Thứ nhất, hệ thống các NHTM đã rất khẩn trương cung ứng vốn cho nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tổng tài sản của 5 NHTM Nhà nước hiện nay, bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MB, BIDV, là 10.590.000 tỷ đồng, chiếm 46,5% tổng giá trị tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Dư nợ tín dụng 5 ngân hàng thương mại là 7.726.000 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Nếu năm nay, với chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, tăng 15-16%, các ngân hàng này sẽ đưa hàng triệu tỷ đồng ra để phục vụ cho nền kinh tế. Riêng dư nợ tăng thêm khoảng 1.158.000-1.236.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng hệ thống BIDV sẽ gia tăng được 328.000 tỷ đồng, đạt dư nợ cuối năm là 2.400.000 tỷ đồng.

Vốn tín dụng của các NHTM Nhà nước cũng chủ yếu tập trung theo chỉ đạo của Chính phủ, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo, các động lực tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, như công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu, nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm, đặc biệt là các dự án nền tảng cho hạ tầng giao thông, logistics, viễn thông, năng lượng, kinh tế xanh…

Các ngân hàng cũng đã triển khai các chương trình cho vay kích cầu tiêu dùng, cá nhân… đây là một trong những đảm bảo khả năng thanh toán cho nền kinh tế cũng như kích cầu thông qua tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Thứ hai là các NHTM Nhà nước cũng như BIDV tiếp tục cải tiến quy trình, tăng cường ứng dụng công nghệ, phát triển ngân hàng số, triển khai cho vay bằng phương tiện điện tử… Chủ tịch BIDV khẳng định, hiện nay công nghệ của các NHTM Nhà nước không thua kém bất cứ ngân hàng nước ngoài nào.

Thứ ba, các NHTM nhà nước đều nghiên cứu áp dụng thông lệ quản trị tốt, được các đối tác, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất cao.

Cùng với 3 trụ cột thể hiện năng lực vượt trội của các NHTM Nhà nước: Chi phối về quy mô, dẫn đầu về công nghệ và tiên tiến về quản trị, các NHTM Nhà nước đang thực hiện tốt vai trò chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường theo yêu cầu của Đảng, Chính phủ.

Trên thực tế, 5 NHTM đã triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, giữ vị trí nòng cốt trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tham gia thị trường ngoại hối, bình ổn tỉ giá, giá vàng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, cung ứng vốn cho các chương trình tín dụng, các dự án nền tảng quốc gia, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế và tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng ở tất cả các thành phần khắp đất nước. Các ngân hàng cũng chủ động, nòng cốt kéo giảm lãi suất và duy trì lãi suất thấp. Năm NHTM Nhà nước lúc nào cũng duy trì lãi suất thấp nhất thị trường.

Năm kiến nghị tới Chính phủ

Tại Hội nghị, Chủ tịch BIDV đã đưa ra năm kiến nghị quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Nhà nước phát huy tối đa vai trò của mình trong nền kinh tế.

Thứ nhất, Chính phủ và các bộ, ngành cần có chiến lược mạnh mẽ thu hút các nguồn vốn phục vụ nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung hạn thông qua thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài. Phát triển ổn định và nâng cấp thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu và thông qua thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư… cũng như nâng cao năng lực phục vụ kinh tế của hệ thống các NHTM, đặc biệt là NHTM Nhà nước.

Bởi, đối với các NHTM Nhà nước hiện nay, nguyên tắc lớn nhất để phục vụ kinh tế đất nước là năng lực tài chính. Với yêu cầu cung ứng vốn cho nền kinh tế lên đến 15,6% và có thể cao hơn trong thời gian tới, vốn tự có của các NHTM phải tăng lên tương ứng. Các ngân hàng lớn khu vực ASEAN đã áp dụng tiêu chuẩn Basel III còn hiện nay chúng ta chưa áp dụng. Đây là áp lực rất lớn với các NHTM Nhà nước khi vừa phải tăng trưởng để phục vụ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhưng vừa phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu theo thông lệ quốc tế.

“Chúng tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ có chủ trương cho các NHTM chúng tôi giữ lại lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ như trước đây Nghị quyết 43 của Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2023”, Chủ tịch BIDV nói.

Thứ hai là Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện khung pháp lý, nhất là luật hóa các nội dung phù hợp với thực tiễn, đã được thực tiễn kiểm chứng trong Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, quyết liệt đẩy nhanh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sàng lọc, lành mạnh hóa hệ thống và giảm cạnh tranh không lành mạnh. Những điều này sẽ tạo điều kiện cho chúng ta kéo giảm lãi suất và có thể tăng thêm nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế.

Thứ ba, Chính phủ cũng sớm ban hành cơ chế thử nghiệm sandbox cho tất cả các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Thứ tư, lãnh đạo BIDV cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm hoàn thiện trung tâm dữ liệu quốc gia, luật hóa các vấn đề liên quan tới dữ liệu, bảo mật, quản trị dữ liệu, tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan chức năng với doanh nghiệp, người dân vì dữ liệu thông tin là tài sản rất quý, vừa là cơ sở để chúng ta đưa ra quyết định chính sách, vừa là cơ sở để chúng ta giám sát. Cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia với chi phí hợp lý.

Cuối cùng, lãnh đạo BIDV đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục ổn định chính sách, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án đầu tư theo phương thức hợp tác đầu tư công-tư.

Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024
Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao

Vấn đề giải quyết nợ xấu được các đại biểu quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong sáng nay (11/11).
Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm

Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm

Trước áp lực gia tăng nợ xấu, nhiều ngân hàng phải nâng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro.
Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm mạnh hơn trong quý II/2025

Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm mạnh hơn trong quý II/2025

Các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định tỷ lệ nợ xấu tiếp tục xu hướng giảm trong quý I/2025 và kỳ vọng giảm mạnh hơn trong quý II/2025.
Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.
Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024

Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024

Hầu hết các ngân hàng lựa chọn phương án chủ động trích lập sớm nên chuyên gia kỳ vọng đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý III.

Bình luận

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Ngày 11/5, trong buổi đọc kinh Truyền tin Chủ nhật đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Leo XIV đã phát đi lời kêu gọi mạnh mẽ “Đừng để chiến tranh xảy ra nữa” trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới