--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
21:48 | 22/03/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chùa Tân Thanh - chốn tâm linh nơi cửa ngõ biên giới Việt - Trung

Tọa lạc gần cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), chùa Tân Thanh được biết đến với vẻ đẹp tựa như bức tranh phong cảnh hữu tình với kiến trúc chùa thuần Việt, lưng tựa vào núi. Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây, nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái. Bước chân qua cổng tam quan, bao muộn phiền hồng trần dường như được bỏ lại phía sau…
Công tác chuẩn bị giao lưu quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 6 Công tác chuẩn bị giao lưu quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 6
Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc
Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh

Cổng tam quan chùa Tân Thanh nổi bật với chữ thư pháp Việt hiếm thấy trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ảnh: Thanh Thuận

Đến cửa khẩu Tân Thanh, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi sự xuất hiện bề thế, uy nghi của chùa Tân Thanh nơi biên giới. Chùa Tân Thanh được xây dựng mới từ năm 2015 với diện tích 21ha từ nguồn kinh phí xã hội hóa do các Phật tử trong và ngoài nước quyên góp. Chùa gồm 3 khu: Điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần và điện thờ Đức Thánh Mẫu. So với các ngôi chùa ở Lạng Sơn, chùa Tân Thanh được xem là ngôi chùa lớn nhất về quy mô cũng như đặc biệt trong kiến trúc của chùa.

Từ xa nhìn lại, cổng chùa sừng sững với tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng cong cong như ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Chính giữa cổng tam quan là bảng tên của chùa Tân Thanh được viết theo lối viết thư pháp Việt độc đáo, hiếm thấy ở các ngôi chùa Việt. 4 câu đối cũng được viết bằng chữ Việt chạy dài từ trên xuống dưới hai bên cạnh 3 cánh cổng của tam quan. Từ cổng tam quan chùa nhìn vào, không gian rộng lớn của quần thể chùa chiền khiến người đến đây không khỏi choáng ngợp. Bên phía tay phải là đền thờ Quan Trấn Ải. Bên trong đền nổi bật với bức hoành phi là hai câu thơ bằng chữ Việt: “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách/ Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” để tưởng nhớ công lao của bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ từng đất nơi biên ải và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Đi tiếp vào bên trong, đi qua một sảnh rộng lớn hai bên là hàng tùng La Hán. Tiếp đến là hai hàng tượng các vị La Hán, bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, mỗi vị là hiện thân của những cung bậc cảm xúc khác nhau của mỗi người như vui, buồn, hờn, giận... xếp thành hàng dài hai bên. Điện chính của chùa Tân Thanh được xây dựng tại vị trí đắc địa trên thế đất “long chầu hổ phục”, “sơn thủy hữu tình” với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau có thế núi như ngai rồng... Hai bên cửa chùa có hai hồ nước trong mát. Trung tâm sảnh của chùa được bài trí chiếu rồng bằng đá, chạm trổ hình rồng thời Lý trên phiến đá nặng trên 90 tấn. Các bậc thang dẫn lên chùa đều được bài trí rồng chầu như trong một số chùa Việt truyền thống. Hai bên của chính điện là hai Điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Ban Tam Bảo của chùa rộng 1.300m2, được làm hoàn toàn từ gỗ lim, đục chạm tinh xảo, tượng Phật sơn son thếp vàng. Đặc biệt, chữ trên câu đối, hoành phi đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt. Có lẽ, đây là cách bài trí ít chùa nào tại Việt Nam có được. Bên cạnh đó, mỗi viên gạch xây chùa Tân Thanh đều khắc dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cho thấy niềm tự hào, tự tôn của dân tộc được khẳng định trên từng viên gạch nơi tâm linh cột mốc chủ quyền.

Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn đặc biệt. Đặc biệt, từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ... Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và gần 1.000 cây xanh các loại; trong đó khoảng 400 cây hoa đào. Những hình ảnh, màu sắc sống động, tươi sáng mang đến cảm giác thư thái cho du khách phương xa hành hương đến đây.

Được xây dựng trên địa thế cao, đứng ở bất kỳ nơi nào trong chùa đều có thể phóng tầm mắt nhìn sang nước bạn, thu hết cả giang sơn vào trong tầm mắt. Từ trên cao nhìn ngược xuống cổng tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Phó trưởng Ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn cho biết: “ Chùa Tân Thanh được xây dựng nơi biên cương của Tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của chùa cũng là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”

Đến nay, chùa Tân Thanh đã trở thành một điểm đến tâm linh của Lạng Sơn bên cạnh Đền Mẫu Đồng Đăng. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến cho du khách hành hương luôn muốn được ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa nơi cửa ngõ biên giới Việt - Trung, dâng nén nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an, gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh.

Bộ Ngoại giao tiếng về thông tin căn cứ tên lửa của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam Bộ Ngoại giao tiếng về thông tin căn cứ tên lửa của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng một căn cứ tên lửa đất- đối không ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng tây, gần biên giới Việt Nam.
Mùa xuân đặc biệt của người lính biên phòng nơi biên cương Mùa xuân đặc biệt của người lính biên phòng nơi biên cương
Tết xa nhà, bám biên giới, bảo vệ biên cương vốn là nhiệm vụ, là “chuyện đã quen rồi” của cán bộ, chiến sỹ biên phòng mỗi độ xuân về. Nhưng Xuân Tân Sửu 2021 đối với các anh thực sự là một mùa xuân đặc biệt – cái đặc biệt không mong đợi bởi nó đến do sự hoành hành của đại dịch COVID-19…
Tết Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào Tết Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại hơn 20 bản của 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, mang đậm sắc thái không gian văn hóa phong phú, đa dạng, đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.
Thanh Thuận
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 31/3, tại cửa khẩu quốc tế Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.
Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Các địa phương biên giới của tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã có 9 cặp kết nghĩa (7 cặp kết nghĩa bản với bản, 1 cặp kết nghĩa giữa xã với trấn, 1 cặp kết nghĩa phường-trấn).

Bình luận

Đọc nhiều

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Mới đây, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Công văn số 8413-CV/BTCTW gửi ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, nhằm thống nhất một số nội dung về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu đề ra tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 45).
Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024