
Cuộc gặp gỡ bất ngờ với TS.Lê Duy Hưng – Người nối nhịp cầu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Chúng tôi ngồi chung bàn tiệc và trò chuyện về hành trình dài mà anh đã đi qua – một hành trình không chỉ là sự nghiệp cá nhân, mà còn là cây cầu kết nối giữa con người, văn hóa và tri thức của Việt Nam và Nhật Bản.
![]() |
TS. Lê Duy Hưng |
Mối lương duyên đến với Nhật Bản
Nhớ lại những ngày đầu tiên khi còn là sinh viên khoa tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội), anh kể lại với nụ cười nhẹ:
"Lúc ấy, tôi làm thêm cho một công ty Nhật (NTT Telegram) và dần nhận ra rằng việc học tiếng Nhật có thể mở ra nhiều cơ hội hơn so với tiếng Anh. Thế là tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu với khoa tiếng Nhật, dù điều đó đồng nghĩa với việc tốt nghiệp muộn một năm."
Một quyết định đầy táo bạo, nhưng chính nó đã mở ra con đường đưa anh đến với Học bổng MEXT (1994, 1999) tại Nhật Bản, giúp anh có cơ hội du học Nhật Bản và sau này gắn bó với công tác giảng dạy, nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Nhật.
![]() |
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Khoa tiếng Nhật, Đại học Phenikaa. |
Sau nhiều năm học tập và giảng dạy, từ Trường Đại học Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học Phenikaa đến công ty TNHH Daiwa House Việt Nam, giờ đây anh vẫn tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, giữ nhiều vị trí quan trọng trong các trường đại học. Hiện nay, với vai trò Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Đại học Nguyễn Trãi, anh vẫn không ngừng nỗ lực để đào tạo thế hệ trẻ, tạo ra những cơ hội mới cho các em tiếp cận với nền giáo dục và môi trường làm việc Nhật Bản.
Người dẫn đường cho hàng ngàn du học sinh Việt Nam
Tôi vẫn còn nhớ những lần thấy tên anh trên bìa những cuốn giáo trình tiếng Nhật – từ Giáo trình nhập môn Hiragana – Katakana cho đến Mindmap ngữ pháp N3, những tài liệu đã giúp biết bao thế hệ học viên chinh phục tiếng Nhật dễ dàng hơn.
Không dừng lại ở việc giảng dạy, anh còn là người đứng sau hàng trăm suất học bổng du học Nhật Bản, giúp hàng nghìn học sinh - sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập tại đất nước mặt trời mọc. Khi tôi hỏi anh điều gì đã thôi thúc anh làm điều đó, anh chỉ cười: "Tôi muốn giúp các bạn trẻ không chỉ học ngôn ngữ mà còn hiểu được văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, để họ không chỉ giỏi mà còn được công nhận, được đánh giá cao. Xa hơn nữa, tôi hy vọng có thể góp phần tạo ra một thế hệ nhân lực chất lượng cao, đóng góp vào sự hợp tác giữa hai nước".
Lắng nghe những lời anh nói, tôi nhận ra rằng đây không chỉ là công việc mà còn là tâm huyết, là ước mơ mà anh đã theo đuổi suốt nhiều năm.
![]() |
TS Lê Duy Hưng là người đứng sau hàng trăm suất học bổng du học Nhật Bản, giúp hàng nghìn học sinh - sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập tại đất nước mặt trời mọc. |
Xây nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc
Không chỉ đào tạo nhân lực, TS. Lê Duy Hưng còn có những đóng góp quan trọng trong việc kết nối các địa phương của Việt Nam với Nhật Bản. Anh kể về vai trò mới của mình – cố vấn cho Trung tâm Hỗ trợ Việc làm tỉnh Miyagi từ năm 2024. Anh đã trực tiếp đưa các đoàn công tác từ Nhật Bản đến nhiều tỉnh thành của Việt Nam để khảo sát và thiết lập quan hệ hợp tác.
![]() |
Cùng với BLĐ Cen Academy Global gặp gỡ Ban lãnh đạo Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản(JF) tại Việt Nam. |
"Giao lưu nhân dân là bước đệm để quan hệ Việt - Nhật phát triển mạnh mẽ hơn. Tôi muốn góp phần gắn kết người dân hai nước không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà cả trong cuộc sống hàng ngày, để sự hợp tác giữa hai quốc gia không chỉ là trên giấy tờ, mà thực sự trở thành những kết nối bền chặt từ trái tim đến trái tim."
Câu nói ấy khiến tôi xúc động. Hơn ai hết, anh hiểu rằng những con số về đầu tư, hợp tác chỉ là bề nổi, còn sợi dây vô hình nhưng mạnh mẽ nhất kết nối hai dân tộc chính là tình cảm giữa con người với con người.
![]() |
Giao lưu với đoàn chuyên gia của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản đến từ Hokkaido. |
Lời chia tay và cảm nhận đọng lại
Cuộc trò chuyện kéo dài hơn dự kiến, nhưng dường như vẫn chưa đủ để tôi hiểu hết về hành trình và tâm huyết của anh. Khi chia tay, anh vẫn giữ nụ cười ấm áp và cái bắt tay chắc nịch. Bước ra khỏi phòng tiệc, tôi vẫn bồi hồi suy nghĩ về những điều anh đã chia sẻ và xin hẹn anh một buổi khác để được anh chia sẻ về phương pháp giảng dạy tiếng Nhật trong thời đại công nghệ AI.
TS. Lê Duy Hưng không chỉ là một giảng viên, một nhà nghiên cứu, mà còn là một người xây cầu – cầu nối ngôn ngữ, tri thức, văn hóa và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Và tôi tin rằng, với nhiệt huyết và đam mê của mình, anh vẫn sẽ tiếp tục hành trình đó, giúp hàng nghìn người trẻ Việt Nam mở ra cánh cửa đến với Nhật Bản, để rồi chính họ lại trở thành những nhịp cầu kết nối tương lai.
Tin bài liên quan

Kiều bào Nhật Bản trao quà, học bổng cho người dân biên giới Nghệ An

Quảng bá võ cổ truyền làng Sình (TP Huế) đến thành phố Katsuragi (Nhật Bản)

Hai đại học của Mỹ, Nhật mở chương trình kỹ sư bán dẫn quốc tế, cơ hội cho học viên Việt Nam
Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương
Multimedia
Xem trên
[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
