--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
08:38 | 04/12/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương

Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Điện đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm những trường hợp phá rừng làm nương rẫy.
Kiểm lâm Điện Biên Đông (Điện Biên) tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng Kiểm lâm Điện Biên Đông (Điện Biên) tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng
Là địa phương có độ che phủ rừng thấp, do vậy trong những năm qua công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng đang được lực lượng Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên thực hiện khá tốt.
Mường Nhé (Điện Biên): Dân giàu từ những cánh rừng Mường Nhé (Điện Biên): Dân giàu từ những cánh rừng
Không còn những tháng giáp hạt, không còn phải chờ cứu trợ từ Nhà nước… thay vào đó là những ngôi nhà mới, những chiếc xe máy "mới coóng" trước hiên nhà… Nhờ những cánh rừng tốt tươi, hàng trăm hộ dân Mường Nhé đã thoát nghèo, mỗi năm thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống.

Huyện nào cũng đối mặt

Là huyện vùng cao biên giới, Mường Nhé có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 52%. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, dưới sức ép về tỷ lệ gia tăng dân số và tình trạng dân di cư vào địa bàn nên những cánh rừng của huyện luôn trong tình trạng báo động về nạn đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân.

Ông Nguyễn Đình Cương, Phó hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Tình trạng rừng bị đốt phá để làm nương rẫy là do nhận thức của một bộ phận người dân về tầm quan trọng của rừng còn nhiều hạn chế; phần vì một số người thiếu đất sản xuất mà cố tình phá rừng; bên cạnh đó cũng có trường hợp phá rừng vì không biết đất nương bị bỏ không đã quy hoạch thành rừng sản xuất do thói quen canh tác luân nương (canh tác ở một khu nương rẫy trong một vài năm, khi đất bị bạc màu, lại chuyển sang nương khác để canh tác, sau vài năm lại quay về nương cũ)…

“Tuy nhiên, việc ngăn chặn tình trạng người dân phá rừng làm nương cũng khá khó khăn. Vì tình trạng đốt phá rừng làm nương của người dân ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều người còn tổ chức phát nương theo nhóm hộ, bằng hình thức đổi công cho nhau để phát nhanh và đối phó với lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Một số thì thực hiện mỗi ngày chỉ phát vài mét vuông, chỉ cần không bị cơ quan chức năng phát hiện thì trong một thời gian họ đã biến một diện tích đất rừng lớn thành đất trống. Có nhóm còn tinh vi hơn là ban ngày thì phát cây nhỏ dưới tán rừng, ban đêm thì chặt hạ cây to, ngày hôm sau cánh rừng đã bị chặt phá, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tuần tra kiểm soát”, ông Nguyễn Đình Cương nói.

Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương
Hiện nay tình trạng người dân chắt phá những cánh rừng tái sinh đã được ngăn chặn

Cũng như Mường Nhé tình trạng người dân phá rừng làm nương cũng đang diễn ra khá phức tạp tại huyện Nậm Pồ. Ông Nguyễn Đình Lương, Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ, cho biết: Nậm Pồ là huyện nghèo, mới được chia tách (từ năm 2013), diện tích rừng manh mún, địa bàn phức tạp, đặc biệt là rất nhiều người dân sinh sống trong khu vực rừng với tập quán du canh nên việc người dân phát vén, xâm hại rừng là không thể tránh khỏi. Chỉ tính riêng trong hai năm 2019-2020, trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã xảy ra gần 60 vụ phá rừng, xâm hại rừng, trong đó chủ yếu là tình trạng phá rừng làm nương. Đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến hành vi phá rừng, xâm hại rừng.

Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương
Trong những năm qua Hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ đã khởi tố hình sự nhiều đối tượng vi phạm lâm Luật

Không chỉ có huyện Nậm Pồ, Mường Nhé mà trên toàn tỉnh Điện Biên nhiều địa phương đang phải đối mặt tình trạng phá rừng làm nương.

Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền

Ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện tỉnh Điện Biên có hơn 694.000 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. Năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên đạt 42,66%.

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương của người dân Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác tuần tra kiểm soát, công tác quản lý bảo vệ rừng ngay tận gốc trên địa bàn các huyện, thành phố nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương
Cán bộ Kiểm lâm kiểm tra thực tế những cánh rừng ngoài thực địa

Ngoài ra, với vai trò là lòng cốt trong lực lượng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tại địa phương tăng cường cán bộ xuống địa bàn nhằm nắm bắt và ngăn chặn kịp thời những vụ việc người dân phá rừng làm nương; phối hợp với chính quyền xã tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng, để người dân thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng cho đồng bào dân tộc; đẩy nhanh công tác mắc mốc danh giới 3 loại rừng; đồng thời tiếp tục xử lý nghiêm những trường hợp người dân cố tình phá rừng làm nương. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để người dân chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng.

Đối với những huyện thường xuyên xảy ra tình trạng phá rừng làm nương như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tăng cường cán bộ phối hợp với chính quyền và công an xã xuống tận các bản tuần tra, kiểm soát thường xuyên những cánh rừng tái sinh đủ điều kiện quy hoạch thành rừng không để người dân lợi dụng nương luân canh để phá rừng.

Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương
Việc tuấn tra kiểm soát của các lực lượng trong công tác bảo vệ rừng còn rất nhiều khó khăn

Cũng theo ông Hà Lương Hồng, để hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy hiện nay của người dân vấn đề mấu chốt vẫn phải giúp nhân dân vươn lên phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, qua đó bảo vệ được rừng, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương.

Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Là tỉnh vùng cao biên giới, tỉnh Điện Biên có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Để giúp ĐBDTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, chấp hành pháp luật, thời gian qua tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS.
Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên
Không chỉ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các già làng, trưởng dòng họ trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn tích cực tham gia bảo vệ đường biên cột mốc.
Duy Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giao lưu nhân dân: Nhịp cầu hữu nghị Mường Nhé - Giang Thành

Giao lưu nhân dân: Nhịp cầu hữu nghị Mường Nhé - Giang Thành

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tăng cường hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới không chỉ góp phần giải quyết bài toán sinh kế mà còn củng cố tình đoàn kết, hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Từ những phòng học tạm bợ với mái lá đơn sơ, Trường PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã vươn mình mạnh mẽ sau hơn ba thập kỷ, trở thành điểm sáng giáo dục vùng cao. Không chỉ truyền dạy tri thức, ngôi trường còn thắp lên khát vọng đổi đời cho bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông. Từ chỗ đi lại cách trở, giao thương khó khăn, nay nhiều tuyến đường đã được đầu tư đồng bộ, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên còn nhiều gian khó.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.