--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
10:33 | 28/01/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai do bão Yagi
Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Nguyên nhân

Theo lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực thì nguyên nhân của các cuộc chiến tranh trong thời đại hiện nay gồm: Một là các quốc gia làm theo chủ nghĩa vị lợi. Tức là tìm cách tối đa hóa quyền lực và an ninh của mình. Hai là do lo ngại về an ninh và nỗi sợ. Tức là vì không có cơ quan quyền lực cao hơn cấp quốc gia để bảo đảm an ninh, khiến các quốc gia lo sợ về sự tấn công từ bên ngoài nên họ phải ngăn chặn. Và thứ ba là tham vọng về cân bằng quyền lực.

Quân đội Ukraine ở thành phố Bakhmut. (Ảnh: USA Today)
Quân đội Ukraine ở thành phố Bakhmut. (Ảnh: USA Today)

Seda Gözde Tokatlı (học giả Malaysia) phân tích nguyên nhân xung đột Nga - Ukraine dựa trên 3 cấp độ. Ở cấp độ cá nhân: Tổng thống Putin với tính cách mạnh mẽ, cứng rắn đã chỉ đạo nước Nga vào cuộc chiến. Cấp độ quốc gia là do quan hệ lịch sử giữa Nga và Ukraine luôn xung đột. Nguyên nhân lõi là ý thức hệ và văn hóa của các nhóm dân tộc. Và cấp độ hệ thống thì đây là kết quả của việc Hoa Kỳ hỗ trợ mở rộng NATO về phía Đông, đe dọa an ninh và hạ thấp vị thế của Nga. Nga đã phản ứng.

Các nhà nghiên cứu Kinh Dịch luận về cuộc chiến Nga - Ukraine thì gieo được quẻ Thủy Lôi Truân (còn gọi là quẻ Truân). Đây biểu tượng của sự bế tắc và thử thách. Tình hình ở Trung Đông ứng với quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp thì nói: khi năng lượng tiêu cực tích tụ quá lâu dẫn đến bùng nổ không kiểm soát.

Các thiền sư Phật giáo cho rằng nguyên nhân các cuộc chiến này do “vô minh”, “tham ái” và “sân hận”. Vô minh là các bên đã quan niệm sai lầm rằng bạo lực có thể giải quyết vấn đề. Họ bám chấp vào lợi ích quốc gia, tôn giáo, hay chính trị mà không nhận ra rằng bạo lực chỉ làm gia tăng đau khổ và mất mát của chính họ. Vô minh cũng thể hiện qua việc hai bên không tìm ra cách đối thoại hòa bình. Trong cuộc chiến Israel - Hamas, vô minh xuất hiện qua sự chấp thủ vào các giá trị tôn giáo và lịch sử. Đồng thời đó cũng là đi ngược lại giá trị và mục đích của tôn giáo, văn hóa.

Tham ái là lòng tham chiếm hữu, kiểm soát hoặc bảo vệ những gì được coi là "của mình". Theo giáo lý Phật, nguyên nhân của chiến tranh thường được thay thế bằng những khái niệm hoa mỹ, nhân danh công lý, đạo đức để xúi giục con người tàn sát lẫn nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi cho “tự ngã”. Tham ái dẫn đến sự khẳng định độc quyền sở hữu và không thể chấp nhận quyền tồn tại của bên kia.

Sân hận là tâm lý căm ghét, thù địch và mong muốn hủy diệt đối phương. Tâm lý bất thiện này làm lu mờ trí tuệ, khiến con người hành động mù quáng: thiếu khả năng lắng nghe và thấu hiểu.

Khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) đổ nát sau khi bão Yagi tràn qua, ngày 9/9. (Ảnh: KT)
Khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) đổ nát sau khi bão Yagi tràn qua, ngày 9/9/2024. (Ảnh: KT)

Về thiên tai, năm 2024, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc gặp bão Yagi. Hoa Kỳ hứng chịu cháy rừng và bão nhiệt đới Helene gây ra thiệt hại thảm khốc. Tại Nam Mỹ, hạn hán nghiêm trọng đã khiến sông Madeira của Brazil cạn kiệt. Cháy rừng tàn phá Bolivia và Ecuador, Bồ Đào Nha. Bão Boris gây lũ lụt đến Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia…

Giới khoa học đưa ra các nguyên nhân chính là: Nhiệt độ đại dương tăng khiến băng tan và mực nước biển dâng cao. Các mô hình thời tiết thay đổi. Đô thị hóa và phá rừng. Cơ sở hạ tầng không đủ sức chống chịu.

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, thảm họa thiên nhiên ngày càng tồi tệ do tác động của biến đổi khí hậu. Các yếu tố như thay đổi lượng mưa, bão, nhiệt độ… do khủng hoảng khí hậu gây ra và các yếu tố xã hội như thay đổi phương thức sử dụng đất đều góp phần làm tăng nguy cơ lũ lụt. Cháy rừng đang gia tăng về quy mô, tần suất và cường độ. Nhiệt độ tăng cao, mùa khô kéo dài, tuyết tan sớm và gió mạnh, làm suy yếu khả năng chống cháy của tự nhiên. Dinh dưỡng tích tụ sau thời kỳ ẩm ướt dẫn đến thảm thực vật phát triển nhanh chóng và nắng nóng kéo dài làm khô thảm thực vật. Sét đánh thường xuyên hơn tạo ra nhiều cơ hội bắt lửa, khiến mùa cháy bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn.

Kinh Dịch giải mã các trận lũ lụt năm 2024 bằng quẻ Địa Thủy Sư. Quẻ phản ánh sự hỗn loạn khi yếu tố nước vượt quá khả năng kiểm soát của đất. Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp lý giải các vụ cháy rừng lớn và siêu bão. Đây là kết quả của năng lượng tự nhiên bị dồn nén, phản ứng với sự can thiệp thái quá từ con người.

Dự báo

Theo hai tác giả Uliana Bezpalko và Kateryna Danishevska của hãng tin RBC-Ukraine, có một số kịch bản cho tương lai của xung đột Nga - Ukraine:

Một là, Moscow không đàm phán. Hoa Kỳ mất dần hứng thú với "tiến trình hòa bình", chuyển trọng tâm sang các vấn đề trong nước. Viện trợ cho Ukraine giảm sút. Ukraine tiếp tục mất lãnh thổ và cuộc chiến tiếp tục kéo dài. Hai là, Nga vờ ngồi vào bàn đàm phán nhưng vẫn kéo dài xung đột, giành thêm lãnh thổ, chờ Ukraine suy kiệt. Ba là, Hoa Kỳ tăng mạnh viện trợ và cấp vũ khí cho Ukraine. Ukraine chuyển từ phòng thủ sang tấn công, cải thiện vị thế đàm phán. Sau đó, các cuộc đàm phán lại được đưa vào chương trình nghị sự. Trong kịch bản này, các hành động thù địch có thể kết thúc vào cuối năm 2025.

Tình hình ở Trung Đông, theo hai tác giả Jamil Mazen Shaqura và Saif Alislam Eid của trang tin Mondoweiss thì có ba tầm nhìn chính trong xã hội Israel:

Một là, tái định cư ở Gaza. Quan điểm này của phe cực hữu. Họ muốn tái định cư ở Gaza và tái chiếm hoàn toàn khu vực này. Hai là, dựa vào lực lượng quốc tế. Sẽ có một lực lượng quốc tế, do Mỹ và một quốc gia Ả Rập ôn hòa như Jordan hoặc Morocco dẫn dắt để giám sát an ninh của Gaza. Ba là, hình thành khu đệm. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đề xuất một khu vực đệm trong Gaza, duy trì sự hiện diện quân sự của Israel tại hành lang Philadelphia - khu vực dọc biên giới Gaza với Ai Cập. Đóng cửa vĩnh viễn cửa khẩu Rafah với Ai Cập và cho phép lực lượng Israel tự do di chuyển trong Gaza mà không có thời hạn cụ thể. Đồng thời đóng cửa vĩnh viễn Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine.

Như vậy, các kịch bản nêu trên đều chưa tạo đủ niềm tin cho một nền hòa bình hay chiều hướng hòa bình, hòa giải ở các điểm nóng khả dĩ hơn năm 2024.

Dự báo của các nhà thần học suy diễn từ giáo lý các tôn giáo lớn cũng như Dịch học thì, năm 2025 cả hai cuộc chiến này đều có nguy cơ thảm khốc hơn. Thảm họa thiên nhiên luôn tiềm ẩn, tích tụ. Chỉ khi con người có những thay đổi, sám hối, từ bỏ những dục vọng, thù hận, tăm tối và quay trở lại với tự nhiên, với đạo lớn của tạo hóa và đời sống nội tâm thì mới có thể giảm thiểu tai họa.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân trong trận lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: KT)
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân trong trận lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: KT)

Bàn về các đại nạn của năm 2025, Quẻ Dịch là Sơn Lôi Di nói: năm Ất Tỵ, mang mệnh ngọn đèn sáng soi trong đêm tối. Đồng thời các yếu tố đối kháng trong ngũ hành và các thế lực âm - dương vận động mạnh mẽ, đan xen giữa nguy và cơ.

Quẻ Sơn Lôi Di là sự kết hợp giữa Sơn (núi): tượng trưng cho sự ổn định và Lôi (sấm sét): biểu tượng của biến động, thay đổi. Điều này gợi ý rằng năm 2025 sẽ gia tăng xung đột.

Thiên tai từ sự mất cân bằng ngũ hành. Năng lượng tự nhiên sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ. Siêu bão, cháy rừng và động đất có khả năng gia tăng cả về tần suất và cường độ. Hạn hán nghiêm trọng hoặc sạt lở đất có thể xảy ra.

Hóa giải

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại
Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Theo Jian Junbo, Phó Giáo sư, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung Quốc - EU, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc): để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine, cộng đồng quốc tế cần duy trì 2 nguyên tắc: cấm sử dụng vũ khí hạt nhân và công bằng an ninh. Các bước thực thi cần thiết là: Thiết lập lại chủ quyền lãnh thổ các bên theo quy định pháp luật quốc tế và sự đồng thuận quốc tế rộng rãi. Không quá ràng buộc vào luật pháp của Nga và Ukraine. Giải pháp an ninh toàn diện của châu Âu: cần thiết kế một cấu trúc an ninh bao trùm toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Nga. Các nước liên quan nên từ bỏ khái niệm “an ninh tuyệt đối” mà phải vì an ninh chung và bền vững. Khôi phục trật tự kinh tế quốc tế: Phương Tây cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương và tạo điều kiện để các nước khôi phục quan hệ kinh tế, thương mại với Nga.

Về thiên tai, Leila Mead (nhà nghiên cứu Hoa Kỳ) cho rằng, thế giới cần: Lập kịch bản ứng phó; có hệ thống cảnh báo sớm; bảo vệ và khôi phục các khu vực đầm lầy. Việc này giúp hấp thụ nước lũ, làm mát, cải thiện chất lượng nước. Các quốc gia cần đầu tư cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về các biện pháp ứng phó với thiên tai nhiều hơn. Những biện pháp giảm phát thải nhà kính cần triển khai mạnh mẽ. Đó là sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả năng lượng và thay đổi lối sống bền vững.

Dựa trên quẻ Sơn Lôi Di, Kinh Dịch tư vấn cách hóa giải các đại nạn rằng:

Thứ nhất, điều hòa ngũ hành, xây dựng cân bằng tự nhiên và xã hội. Năm 2025 khí Hỏa vượng nên cần điều chỉnh các hành khác để điều tiết hoặc khắc chế Hỏa. Cụ thể là: thúc đẩy Mộc để kiểm soát Hỏa: Mộc sinh Hỏa, giúp Hỏa cháy đều, không bùng phát dữ dội. Việc trồng rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và xây dựng các chính sách phát triển bền vững là cách để cân bằng năng lượng Hỏa.

Dùng Thổ khắc chế Hỏa: Thổ hấp thụ và kiểm soát Hỏa. Điều này gợi ý việc tăng cường đầu tư vào các hệ thống phòng chống thiên tai, xây dựng hạ tầng kiên cố và thiết lập các cơ chế xã hội ổn định để giảm thiểu xung đột.

Tăng cường Kim để hỗ trợ Thủy: Kim sinh Thủy, trong khi Thủy dập Hỏa. Điều này cho thấy cần phát triển các công nghệ hiện đại, đặc biệt là năng lượng tái tạo và các hệ thống giám sát khí hậu, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine cung cấp dịch vụ y tế cho người dân ở Deir al-Balah, Palestine. (Ảnh: UNRWA)
Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine cung cấp dịch vụ y tế cho người dân ở Deir al-Balah, Palestine. (Ảnh: UNRWA)

Thứ hai, thiết lập hòa hợp âm dương trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia cần thực hành hòa đàm; tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ ba, hướng đến ổn định trong cộng đồng. Sự ổn định nội tại là yếu tố then chốt giúp vượt qua khủng hoảng. Các gia đình và cộng đồng cần:

Xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội: Cộng đồng cần đoàn kết, chia sẻ nguồn lực và chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ.

Duy trì tinh thần hài hòa: Mỗi cá nhân nên thực hành lòng từ bi, tránh xa sự nóng nảy (đặc tính của Hỏa) và xây dựng tinh thần hợp tác.

Thứ tư, phát huy tính chất của Phú Đăng Hỏa (ngọn đèn sáng trong đêm tối, mang đến ánh sáng dẫn đường). Năm 2025 cần suy tôn sự dẫn dắt từ những cá nhân và tổ chức có tầm nhìn, với các hành động cụ thể.

Năm 2025 đầy biến động nhưng cũng có cơ hội lớn để con người tái thiết cân bằng trong quan hệ với tự nhiên và xã hội.

Các nhà nghiên cứu Thiên Chúa giáo đánh giá về các đại nạn hiện nay có phần lạc quan hơn.

Chiến tranh thảm khốc, nhiều người dân bị đẩy vào thảm họa, cùng quẫn không lối thoát thì lại là lúc linh hồn họ muốn quay về với những giá trị mà Thiên Chúa đã ban cho loài người và hằng mong con người giữ gìn. Khi con người biết sống theo lời Chúa thì hòa bình sẽ đến. Còn đối với thiên tai, đó là lời nhắc nhở của Thiên Chúa để con người tỉnh ngộ trong cuộc chung sống với thiên nhiên. Cả hai đại nạn trên chính là cơ hội để lòng bác ái, tình yêu thương, đoàn kết, đức khiêm nhường được mời gọi thức dậy trong mỗi con người và toàn nhân loại.

Nhiều giáo sĩ đưa ra các giải pháp cụ thể được suy ra từ Kinh Thánh. Ví dụ: Con người cần tập sống đơn giản, tiết kiệm để giảm áp lực với môi trường và cũng là theo ý Chúa. Thiên tai và chiến tranh sẽ gây tổn thương nhiều nhất đến người nghèo và người yếu thế. Vì vậy, những cơ chế, chính sách lớn nhỏ hãy biết hướng về họ trong khi đại nạn chưa đi qua. Chúa phán: loài người hãy tin rằng khi có sự sám hối của con người thì sẽ đến lúc chiến tranh, thiên tai không còn. Sự hòa hợp sẽ mang lại hạnh phúc mãi mãi.

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Tương tự như vậy, các thiền sư trích lời Đức Phật “Trồng cây cho ta bóng mát. Ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất. Đó là lợi lạc cho mọi người và cho bản thân ta”. Họ đã phân tích ý nghĩa của giáo lý Bát Chính đạo là dạy con người cách tiêu thụ vật chất đúng mức, tập sống xanh, không sát sinh và cùng cầu nguyện, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Dù chỉ để tham khảo nhưng ta cũng thấy rằng, những dự báo và khuyến nghị này dường như không mới mà cũng không cũ. Bởi xưa nay, hiền triết, quỷ thần hay tạo hóa chưa từng che giấu con đường đi đến hòa bình, hạnh phúc cho loài người. Con người không cần phải trông đợi vào sức mạnh, sự ban phát hay chỉ dẫn nào bên ngoài nhân loại nữa. Mà chỉ là trong đáy lòng, nhân loại có thể tự cất đi những ham muốn và tội lỗi của mình không?

Việt Nam kêu gọi tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang Việt Nam kêu gọi tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang
Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột
Nhóm PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024