
Hộ lý Việt Nam được đánh giá tốt nhất trong nhóm lao động nước ngoài tại Nhật Bản
Ngày 12/6, tại cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Takeshima Tenmi, Chủ tịch Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka dành lời khen cho nhóm hộ lý người Việt đang làm việc tại các bệnh viện lớn của Nhật Bản.
Các hộ lý đi làm việc 3 năm theo chương trình hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab) thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka, triển khai từ năm 2019.
![]() |
Điều dưỡng, hộ lý Việt Nam thi đỗ và được cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia cao nhất tại Nhật Bản trong các nước được phái cử. Ảnh: Báo Công an nhân dân. |
Ông Takeshima Tenmi nhắc lại năm 2019 Nhật Bản từng mong tiếp nhận khoảng 500 người, nhưng do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên đến nay mới đưa 20 điều dưỡng thuộc ba khóa đi làm việc tại các cơ sở y tế của Nhật Bản. Những nơi này tiếp nhận thực tập sinh lẫn du học sinh đến từ nhiều nước châu Á, song các hộ lý người Việt Nam "được đánh giá tốt nhất" về kỹ năng lẫn tinh thần làm việc.
Còn một năm nữa 13 điều dưỡng khóa đầu sẽ kết thúc hợp đồng, trở về Việt Nam. Quản lý bệnh viện lo khó tìm người thay thế và mong muốn họ có thể quay lại Nhật Bản làm việc. "Từ lúc họ nhập cảnh cho tới nay, chúng tôi chưa nghe lời phàn nàn nào từ bệnh viện vì họ làm việc rất tốt", ông nói, cảm ơn Việt Nam "đã phái cử những thực tập sinh ưu tú".
![]() |
Lễ ký kết tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 12/6. |
Trong sáng 12/6, đại diện Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hợp đồng cung ứng thực tập sinh kỹ năng nghề hộ lý đi làm việc tại Nhật theo hình thức phi lợi nhuận. Mục tiêu tăng số điều dưỡng đi làm việc trong 5 năm tới, dự kiến 500 người.
Theo Hợp đồng cung ứng được hai bên ký kết, đối tượng tuyển chọn là người lao động đã tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng; người lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, đối với đối tượng này, người lao động sẽ được đào tạo ngành điều dưỡng trong vòng 1 năm (có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học).
Sau khi được tuyển chọn, người lao động sẽ được đào tạo tiếng Nhật từ 8-11 tháng để đạt trình độ N4. Người lao động tham gia chương trình sẽ được Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka đài thọ các chi phí: toàn bộ chi phí học tiếng Nhật tại Việt Nam (từ 8-11 tháng để đạt trình độ tiếng Nhật N4), lệ phí thi chứng chỉ tiếng Nhật (1 lần), lệ phí xin thị thực, chi phí khám sức khỏe (2 lần), vé máy bay (xuất cảnh và về nước khi hoàn thành hợp đồng).
Người lao động khi sang thực tập tại Nhật Bản được bố trí thực tập tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hiệp hội hoặc các bệnh viện là đối tác của Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka.
Người lao động được thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, được hưởng mức lương tương đương với mức lương cơ bản của người Nhật làm cùng vị trí với mức lương tháng khoảng 36 triệu đồng chưa bao gồm phụ cấp, lương làm thêm ngoài giờ và được hưởng phúc lợi xã hội, tham gia các loại hình bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Như vậy, người lao động chỉ phải chi trả chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo, chi phí đào tạo nghề, đối với đối tượng chưa được đào tạo chuyên môn ngành điều dưỡng.
![]() |
Ông Takeshima Tenmi, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka. Ảnh: Gia Đoàn. |
Ông Takeshima Tenmi kỳ vọng việc ký kết hợp đồng cung ứng giữa Trung tâm lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka về việc phái cử thực tập sinh hộ lý Việt Nam sang thực tập tại Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực y tế giữa hai nước và nâng cao số lượng ứng viên hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong những năm tới.
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 1992, thời gian 3-5 năm với mức thu nhập bình quân hiện đạt 1.200-1.400 USD mỗi tháng. |
![]() Không được cấp phép nhưng Nguyễn Huy Vững vẫn tự ý treo biển văn phòng tuyển người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Chỉ trong thời gian ngắn, người này đã lừa gần 200 người, chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng. |
![]() Với việc đón gần 6.000 lượt người Việt sang làm việc mỗi tháng, Nhật Bản đã trở thành quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam lớn nhất thế giới. |
Tin bài liên quan

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam thúc đẩy hợp tác, gắn kết quan hệ song phương

Nhiều hoạt động giao lưu tại Lễ kỷ niệm 65 năm ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản Naruhito
Đọc nhiều

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
