Kỷ luật tích cực - Nền tảng yêu thương
Học cách làm cha
Anh Lê Quang Trung (36 tuổi, Hà Nội) từng rơi vào khủng hoảng trong hành trình làm cha ở tuổi 33. Háo hức đón con gái đầu lòng, anh không lường trước được những khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và chăm sóc gia đình.
“Đi làm cả ngày đã mệt, về nhà lại đối diện với những lúc con khóc, mè nheo không ngừng. Có khi tôi mệt quá không kiềm chế được đã quát nạt để con im lặng. Nhưng sau đó tôi thấy hối hận vì mình không muốn con lớn lên trong sợ hãi. Tôi nhận ra mình cần phải thay đổi để nuôi dạy con hiệu quả và phù hợp hơn”, anh Trung chia sẻ.
Năm 2022, anh Trung quyết định tham gia chương trình Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hàng ngày (PDEP) do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam tổ chức. Trong suốt 8 tuần, mỗi tối thứ Bảy, anh đều đặn đến lớp bắt đầu hành trình học làm cha.
Anh Trung cho biết, trước đây, anh thường áp đặt con phải làm theo ý mình. Nhưng PDEP giúp anh hiểu rằng, trước khi hướng dẫn con, cha mẹ cần tạo sự thân thiện và gần gũi để con cảm thấy an toàn, tin tưởng, được tôn trọng. Khi đó con mới chịu lắng nghe. Thử nghiệm các phương pháp mới trong cuộc sống hàng ngày, anh nhận ra những thay đổi nhỏ như nhẹ nhàng trò chuyện khi con phản ứng tiêu cực, luôn lắng nghe chia sẻ của con… tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong quan hệ gia đình.
“Ban đầu, tôi không nghĩ rằng cách tiếp cận nhẹ nhàng lại hiệu quả đến vậy. Thay vì áp đặt hay nổi nóng, tôi học cách đặt mình vào lăng kính của con. Điều này không chỉ giúp tôi điều tiết cảm xúc mà còn khiến con tin tưởng và dễ dàng hợp tác hơn. Nhìn thấy con vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày, tôi mới nhận ra ý nghĩa lớn lao của sự kiên nhẫn và cách dạy con đúng đắn”, anh Trung nói.
Những thay đổi tích cực đó khiến anh Trung mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với những gia đình khác. Anh hy vọng phương pháp PDEP sẽ được lan tỏa rộng rãi, giúp các bậc cha mẹ áp dụng cách nuôi dạy con dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng, từ đó tạo nên những môi trường gia đình hạnh phúc và tích cực hơn.
Hành trình thay đổi từ trái tim
Theo bà Hoàng Thị Tây Ninh, Chuyên gia Bảo vệ Trẻ em của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ vẫn còn tồn tại ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, xuất phát từ quan niệm nuôi dạy con truyền thống như “thương cho roi cho vọt”. Áp lực kinh tế, căng thẳng trong cuộc sống và sự thiếu hiểu biết về quyền trẻ em tiếp tục là nguyên nhân khiến bạo lực trong giáo dục con cái vẫn còn phổ biến.
Trước thực trạng đó, phương pháp Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hàng ngày (PDEP) ra đời với nỗ lực xóa bỏ các hình thức trừng phạt về thể chất và tinh thần đối với trẻ em trong gia đình. Đây là sáng kiến hợp tác giữa Tiến sĩ Joan Durant và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em từ năm 2006 tại Thụy Điển, được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018 thông qua Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. PDEP hướng tới các mục tiêu: nâng cao hiểu biết của cha mẹ về sự phát triển và quan điểm của trẻ; cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái; rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của cả cha mẹ lẫn trẻ.
Phương pháp PDEP đặt nền tảng nuôi dạy con trên hai yếu tố cốt lõi: ấm áp và cấu trúc. Sự ấm áp thể hiện qua tình yêu thương, lắng nghe và đồng hành, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được tin tưởng và chủ động khám phá thế giới. Sự cấu trúc chính là những hướng dẫn rõ ràng, định hướng nhất quán từ cha mẹ, giúp trẻ phát triển trong môi trường được hỗ trợ.
“Trừng phạt khiến trẻ phải chịu đựng tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần - từ cảm giác lo lắng cho đến sợ hãi. Hình thức này dựa trên sự kiểm soát, khiến trẻ tuân theo vì sợ chứ không phải vì hiểu tại sao mình cần thay đổi. Trong khi đó, khi được nuôi dạy trong một môi trường an toàn và tin cậy, trẻ học hỏi tốt hơn, có động lực hơn khi cha mẹ biết lắng nghe, tôn trọng, giao tiếp rõ ràng và cùng con tìm ra giải pháp cho vấn đề”, bà Tây Ninh cho biết.
Khác với nhiều chương trình kỷ luật tích cực khác, PDEP không chỉ hướng đến thay đổi hành vi của trẻ mà tập trung xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ học cách nhìn sâu hơn vào nguyên nhân phía sau hành vi của trẻ, từ đó đồng hành, hỗ trợ thay vì trừng phạt, giúp trẻ phát triển một cách tự tin, tích cực.
![]() |
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức các khóa học về “Kỷ luật tích cực”. (Ảnh: SCI) |
Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, kể từ khi được triển khai từ năm 2018, phương pháp PDEP đã lan tỏa hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều phụ huynh tham gia chương trình chia sẻ họ tự tin hơn khi xử lý các tình huống khó khăn, hiểu rõ hơn về tâm lý và nhu cầu của trẻ, kiểm soát cảm xúc tốt hơn, giao tiếp tích cực hơn với con cái và cảm nhận được sự gắn kết gia đình ngày càng sâu sắc.
Nội dung về kỷ luật tích cực cũng đóng góp tích cực vào các chương trình quốc gia như Kế hoạch hành động phòng chống bạo lực trẻ em (2020-2025) và Chương trình hành động vì trẻ em (2021-2030), góp phần bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực thể chất và tinh thần.
Không chỉ dừng lại ở gia đình, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em còn xây dựng bộ giáo trình “Giáo dục Kỷ luật tích cực dành cho giáo viên”, triển khai tại hơn 60 trường học và Đại học Sư phạm TP.HCM. Giáo trình này giúp nâng cao nhận thức, kỹ năng cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp giáo dục tích cực tại trường học và cộng đồng, góp phần tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện và an toàn cho trẻ.
Những nỗ lực trên đã và đang góp phần hiện thực hóa cam kết của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em là bảo vệ trẻ em bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ tích cực trong gia đình, trường học và cộng đồng; tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em tại địa phương; thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em; và hỗ trợ trẻ xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Thay đổi cách giáo dục trẻ không chỉ là việc áp dụng một phương pháp mới, mà là hành trình thay đổi từ nhận thức tới trái tim của mỗi bậc cha mẹ, mỗi thầy cô. Khi sự tôn trọng và thấu hiểu trở thành nền tảng, kỷ luật tích cực không chỉ nuôi dưỡng tri thức mà còn bồi đắp tâm hồn - góp phần tạo nên thế hệ trưởng thành, hạnh phúc. Hành trình ấy xứng đáng được lan tỏa đến từng gia đình, từng mái trường trên khắp đất nước.
![]() |
![]() Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong đó đưa ra 9 quy tắc ứng xử dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng. |
![]() Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. |
Tin bài liên quan

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trao giải pháp ứng phó thiên tai cùng trẻ em và cộng đồng

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Chiến lược quốc gia 2025-2027 - Đổi mới vì tương lai trẻ em Việt Nam
Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc

Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8
![[Ảnh] Lan tỏa giá trị truyền thống Công an nhân dân, gắn kết bạn bè quốc tế](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/072025/04/21/thumbnail/lan-toa-gia-tri-truyen-thong-cong-an-nhan-dan-gan-ket-ban-be-quoc-te-20250704213545.jpg?rt=20250704213648?250706092113)
[Ảnh] Lan tỏa giá trị truyền thống Công an nhân dân, gắn kết bạn bè quốc tế

Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác địa phương
Multimedia
Xem trên
[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Công nghiệp phục hồi mạnh, xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)