--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
16:36 | 03/09/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mỹ nói Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Báo cáo mới công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông.
Ấn Độ mua tên lửa triển khai dọc biên giới với Trung Quốc Ấn Độ mua tên lửa triển khai dọc biên giới với Trung Quốc
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông
3045 1 gasb
Các binh sĩ và chiến đấu cơ trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc AFP

Theo Báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ (hay Lầu Năm Góc) ngày 2.9, các nước láng giềng có thể sẽ chứng kiến Trung Quốc triển khai tàu sân bay mới nhất và tên lửa diệt hạm hướng ra vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc cảnh báo quân đội Trung Quốc đang tập trung tăng cường năng lược “viễn chinh” nhờ vào quân sự hóa những thực thể bị Bắc Kinh chiếm đóng và quân sự hóa phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, theo trang tin BenarNews.

Trong buổi công bố báo cáo tại thủ đô Washington D.C, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chad Sbragia lên án việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, xem thường luật pháp quốc tế và phớt lờ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Báo cáo của Lầu Năm Góc đánh giá Bắc Kinh hiện đại hóa quân sự đến mức quân đội Trung Quốc “vượt mặt Mỹ” trong một số lĩnh vực.

Chẳng hạn, Trung Quốc đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng tham chiến có tổng cộng khoảng 350 chiến hạm và tàu ngầm, so với 293 tàu của Mỹ, theo báo cáo. Lầu Năm Góc đánh giá Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hải quân là nhằm mục đích củng cố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi pháp nuốt trọn gần cả Biển Đông.

Đáng chú ý là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Sơn Đông "rất có thể" sẽ được triển khai lâu dài tại căn cứ hải quân Du Lâm ở đảo Hải Nam, ở vị trí có thể giúp hải quân Trung Quốc dễ dàng tiến đến Hoàng Sa và Đài Loan.

Trung Quốc cũng sở hữu 30 khinh hạm mang tên lửa dẫn đường Type 054A và hơn 42 tàu hộ tống Type 056. Cả hai loại tàu chiến này thường xuyên được phát hiện ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đồng thời có kế hoạch điều “chiến hạm không người lái có hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)” tuần tra ở Biển Đông, nhưng Lầu Năm Góc không cung cấp thông tin chi tiết.

Ngoài ra, lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc phát triển theo cấp số nhân, từ 2 lên 8 lữ đoàn, với nhiệm vụ bảo vệ những thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng các sân bay và nhà chứa máy bay ở các thực thể Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động cho lực lượng không quân. Từ đây, Trung Quốc trong tương lai có thể triển khai các máy bay chiến đấu từ những thực thể này để hoạt động trên Biển Đông và thậm chí vươn tới Ấn Độ Dương, theo báo cáo nhận định.

Hai trong số các máy bay ném bom mới nhất của Trung Quốc, H-6K và H-6J, được cho là đã hạ cánh xuống đường băng phi pháp ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và Đá Chữ Thập (Trường Sa). Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc lưu ý Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không và diệt hạm tiên tiến cùng thiết bị gây nhiễu tại những tiền đồn phi pháp ở Trường Sa.

Trong buổi họp báo ngày 2.9, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bào chữa rằng chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích phòng vệ và gọi đó là “lộ trình phát triển hòa bình”.

Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh nỗ lực tăng cường năng lực tấn công các tàu chiến đang di chuyển trên biển bằng tên lửa phóng từ đất liền Trung Quốc. Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc đã phóng 4 tên lửa diệt hạm vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa hồi tuần rồi, trong đó có một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, trong cuộc tập trận bắn đạn thật.

Theo Lầu Năm Góc, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đẩy mạnh phát triển những tên lửa được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” vốn có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Báo cáo ước tính Trung Quốc đang sở hữu khoảng 200 tên lửa DF-26.

Báo cáo đồng thời lưu ý Lực lượng Tên lửa Trung Quốc sở hữu hơn 1.250 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500-5.500 km.

“Chính phủ Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động quân sự hóa Biển Đông… Do đó, chúng tôi phải tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực”, ông Sbragia nói.

Trung Quốc cảnh báo Biển Đông không phải là nơi quân đội Mỹ có thể hành động tùy tiện Trung Quốc cảnh báo Biển Đông không phải là nơi quân đội Mỹ có thể hành động tùy tiện

Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không bắn trước nhưng Biển Đông không phải là vùng biển Caribe, nơi quân đội ...

Mỹ - Trung nguy cơ căng thẳng sau vụ phóng tên lửa ra Biển Đông Mỹ - Trung nguy cơ căng thẳng sau vụ phóng tên lửa ra Biển Đông

Vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông có thể khiến Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, làm tăng ...

Mỹ: Trung Quốc sai lầm khi phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông Mỹ: Trung Quốc sai lầm khi phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông

Trung Quốc đã nhầm khi cho rằng việc phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông có thể đe dọa Mỹ, Đặc phái viên của ...

Phúc Duy
Nguồn: thanhnien.vn

Tin bài liên quan

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Theo nhà nghiên cứu Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, hai nước Việt Nam và Mỹ còn có những lĩnh vực hợp tác khác như vấn đề sông Mekong và an ninh hàng hải.

Đọc nhiều

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Một lớp học đặc biệt đã và đang diễn ra đều đặn mỗi ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Lớp học ấy không có bảng điểm, thành tích, mà là nơi ươm mầm những con chữ đầu tiên cho những học viên mù chữ - bước đầu tiên trên hành trình làm lại cuộc đời.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.
"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã có những chia sẻ về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp, động lực hợp tác song phương Việt Nam-Pháp và những định hướng trong tương lai.
Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang thiết bị, hóa chất và quy trình giám định ADN được Hoa Kỳ chuyển giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp nâng tỷ lệ chiết tách ADN từ hài cốt liệt sĩ từ 22% lên 70%. Công nghệ mới mở ra khả năng đối chiếu huyết thống xa đến 4-5 thế hệ, dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024