--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
18:27 | 19/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Người di cư bất hợp pháp vào châu Âu tăng mạnh

Di cư bất hợp pháp từ lâu đã là vấn đề đau đầu của hàng loạt các nước châu Âu. Những vụ tai nạn trên biển của người di cư không ít lần làm rúng động thế giới. Tuy nhiên, trước rất nhiều cố gắng ngăn chặn, tệ nạn này không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên. Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này.
27 quốc gia châu Âu họp bàn về khủng hoảng khí đốt 27 quốc gia châu Âu họp bàn về khủng hoảng khí đốt
Lai Châu đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mông Cổ Lai Châu đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mông Cổ

Nhức nhối nạn di cư bất hợp pháp và các vấn đề xã hội

Thời gian gần đây, những người di cư bất hợp pháp từ Trung Đông, châu Phi vượt biên trái phép vào Liên minh châu Âu (EU) thông qua biên giới với một số quốc gia châu Âu đang tăng mạnh, bất chấp nỗ lực lớn của cơ quan nhập cư và Cơ quan Bảo vệ biên giới EU (Frontex). Năm 2021, chỉ riêng số lượng người di cư bất hợp pháp đã đến các nước EU là gần 200.000 người, tăng 57% so với năm 2020; trong 7 tháng đầu năm 2022 là 155.090 người, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, hơn 42.500 người đã vượt tuyến đường Trung Địa Trung Hải để đến châu Âu, tăng 44% so với năm 2021.

Riêng trong tháng 7/2022, số người di cư đến EU là 34.570 người; trong đó, khoảng 14.866 người đã vượt biên trái phép qua tuyến đường Tây Balkan, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Cơ quan Frontex còn cho biết kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ucraina (từ cuối tháng 2 đến tháng 7/2022) đã có 7,7 triệu người Ukraine đến EU...

Người di cư chờ đợi được giải cứu khỏi chiếc thuyền quá tải của họ được chụp từ một máy bay trực thăng của hải quân Italy (Ảnh: Eyevine).
Người di cư chờ đợi được giải cứu khỏi chiếc thuyền quá tải của họ được chụp từ một máy bay trực thăng của hải quân Italy (Ảnh: Eyevine).

Làn sóng di cư bất hợp pháp ngoài việc để lại bi kịch trên đường di cư và trong các trại tị nạn như chìm xuồng, đắm tàu, đánh giết lẫn nhau… còn gây sự hỗn loạn về an ninh và trật tự xã hội của một số nước, nhất là tại các khu vực cửa khẩu biên giới và hệ thống các đầu mối giao thông. Điển hình, tại Ba Lan, người di cư bị mắc kẹt tại biên giới Ba Lan - Belarus trong thời gian dài, dẫn đến các cuộc đụng độ giữa Cảnh sát biên giới Ba Lan và các nhà hoạt động nhân quyền; một cuộc bạo loạn cũng xảy ra tại một trung tâm tị nạn ở Palbrade, Lithuania vào tháng 6/2022.

Việc hàng loạt người di cư đã tạo ra gánh nặng kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, trong bối cảnh lạm phát đang gia tăng và cuộc khủng hoảng nợ công trong EU chưa giải quyết dứt điểm. Mặt khác, áp lực từ làn sóng di cư đã khiến cho những bất bất ổn chính trị và căng thẳng xã hội ngày càng gia tăng ở các quốc gia EU. Cuộc khủng hoảng hiện tại của châu Âu cho thấy châu lục này dễ bị tổn thương trước làn sóng người tị nạn và vấn đề này sẽ càng trầm trọng hơn khi làn sóng người tị nạn hướng đến lục địa châu Âu tiếp tục gia tăng.

Xung đột, khủng hoảng và giấc mộng trời Âu

Nguyên nhân chính của các cuộc di cư bất hợp pháp xuất phát từ khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội của các nước khu vực Bắc Phi, Trung Đông. Ở đây luôn xảy ra tình trạng tranh giành lợi ích giữa các nước lớn và hậu quả là đời sống chính trị ở các quốc gia trong khu vực này thường xuyên rơi vào tình trạng hỗn loạn; kinh tế không thể phát triển, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn, thậm chí ở cả thành thị; sự gia tăng của nạn thất nghiệp dẫn tới sự chênh lệch giàu nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội.

Ngoài ra, chiến tranh, xung đột cũng là nguyên nhân đẩy nhanh dòng người di cư quốc tế. Báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, các cuộc xung đột kéo dài ở Syria, Afghanistan, Somalia, Yemen... đang khiến người dân phải rời bỏ quê hương; đặc biệt, chiến sự tại Syria, Ucraina là nguyên nhân làm bùng phát cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu trầm trọng nhất kể từ những năm 90 thế kỷ XX khi hơn một nửa số người di cư và tị nạn đến từ Syria.

Ngoài các nguyên nhân trên, cuộc cách mạng về công nghệ truyền thông và tiến bộ trong giao thông vận tải tạo nên việc đi lại dễ dàng hơn cùng những thay đổi về nhân quyền với các chương trình trợ giúp nhân đạo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), UNHRC… cũng là điều kiện tác động đến sự gia tăng của di cư bất hợp pháp.

Giải pháp về di cư: Khó thống nhất vì khác biệt lợi ích

Đề khắc phục vấn đề bất hợp pháp, các quốc gia châu Âu cần thống nhất được chính sách giải quyết đối với người tị nạn. Các nước trong châu Âu phải tham gia Công ước quốc tế về người tị nạn, Công ước Dublin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tị nạn.

Mỗi quốc gia châu Âu tránh có quan điểm và chính sách xử lý người di cư khác nhau. Chẳng hạn, nước Đức thì sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn để khắc phục tình trạng già hóa dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Trong khi đó, các quốc gia như Italy, Hy Lạp, Serbia, Hungary, Croatia lại không tiếp nhận người di cư do lo ngại về an ninh và khó khăn của nền kinh tế.

Những người Ukraine sơ tán sang các nước láng giềng châu Âu sau khi xung đột với Nga nổ ra. Ảnh: MORNINGCONSULT.COM
Những người Ukraine sơ tán sang các nước láng giềng châu Âu sau khi xung đột với Nga nổ ra (Ảnh: morningconsult.com).

Các tổ chức quốc tế, các quốc gia cần tiến hành giúp hồi hương những người di cư về nước như quốc gia Đức đã cam kết hỗ trợ hoạt động của tổ chức UNHCR và IOM trong nỗ lực hồi hương những người di cư đang mắc kẹt ở Belarus. Liên hợp quốc và các nước cần bảo đảm giải quyết vấn đề người di cư và tị nạn trên các nguyên tắc nhân đạo và luật pháp quốc tế, không nên lợi dụng cho mục đích chính trị.

Đồng thời, tổ chức ngăn chặn mạng lưới buôn bán người di cư sang châu Âu, nhất là mạng lưới tội phạm hoạt động chuyên buôn bán người di cư qua eo biển Manche từ Pháp sang Anh. Điều đặc biệt là các nhà lãnh đạo, chính phủ các nước không để xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất chiến tranh, xung đột; cần bỏ qua những bất đồng, chấm dứt cách tiếp cận ích kỷ để tập trung ngăn chặn và giải quyết vẫn đề di cư bất hợp pháp.

Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây
Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt trú trọng quan tâm. Từ đó, những cánh rừng nơi đại ngàn biên giới luôn được chăm sóc, bảo vệ, mang đến màu xanh
Hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư dễ bị tổn thương và nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam Hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư dễ bị tổn thương và nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam
“Thông qua nỗ lực phối hợp, những hỗ trợ cho nhóm người di cư dễ bị tổn thương trong cộng đồng sẽ góp phần đáng kể hiện thực hóa Kế hoạch hành động quốc gia chống mua bán người giai đoạn 2021-2025".
Nhật Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong vô vàn những quy tắc bắt buộc phải biết trên bàn ăn của người châu Âu. Bạn cần biết những quy tắc này để không trở nên thiếu chuyên nghiệp, kém sang trọng trong mắt chủ tiệc và những vị khách khác cùng bàn.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu gây chấn động tại Hội nghị An ninh Munich

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 diễn ra từ ngày 14-16/2/2025 tại thành phố Munich (Đức) đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế khi Phó Tổng thống Mỹ JD Vance có bài phát biểu gây chấn động, làm sâu sắc thêm mối quan hệ đã căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu.
IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).
Hàn Quốc ra mắt Cộng đồng thông dịch viên y tế Seoul, trong đó có tiếng Việt

Hàn Quốc ra mắt Cộng đồng thông dịch viên y tế Seoul, trong đó có tiếng Việt

Ngày 6/5, truyền thông Hàn Quốc dẫn thông báo từ chính quyền Thủ đô Seoul cho biết sẽ triển khai dịch vụ phiên dịch y tế trong đó có tiếng Việt. Hoạt động nhằm hỗ trợ cư dân nước ngoài và các gia đình đa văn hóa.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024