--> -->
Trang chủ Kinh tế
18:00 | 30/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Phát huy hiệu quả mô hình điện mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp

Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời đang được áp dụng và nhân rộng tại nhiều địa phương, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, đem lại thu nhập cho người dân.
Lần đầu tiên năng lượng tái tạo Việt Nam vượt mốc 10%
Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời

Trang trại rộng trên 5ha của anh Nguyễn Phong Phú (tổ dân phố Nghĩa Lập 5, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) được xây dựng theo mô hình nông nghiệp khép kín ứng dụng công nghệ cao nhiều năm qua. Hiện anh đang tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí đầu tư. Trang trại chủ yếu trồng hoa thương phẩm, các loại hoa giống mới, thị trường ưa chuộng như đồng tiền, sao tím, mai xanh, lá trang trí hoa nghệ thuật đến chăn nuôi 70 con bò sữa cho thu về trên 300 lít sữa tươi mỗi ngày.

Hộ nông dân Nguyễn Phong Phú sử dụng điện mặt trời mái nhà để tiết kiệm điện rất hiệu quả. (Ảnh: EVN)
Hộ nông dân Nguyễn Phong Phú sử dụng điện mặt trời mái nhà để tiết kiệm điện rất hiệu quả. (Ảnh: EVN)

Trước đây trung bình mỗi tháng anh Phú phải chi trả từ 9 – 10 triệu đồng tiền điện. Tuy nhiên, từ khi áp dụng các hình thức tiết kiệm điện, triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, anh đã tiết kiệm một khoản lớn chi phí sử dụng điện.

Việc kết hợp sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời không chỉ giúp tăng giá trị sử dụng đất mà còn tạo cơ hội cho người nông dân có thêm thu nhập, tiếp cận được nguồn năng lượng sạch và bền vững, từ đó góp phần bảo vệ môi trường; góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thân thiện môi trường.

Anh Nguyễn Phong Phú cho biết: Hệ thống tấm quang điện mặt trời mái nhà được lắp đặt vào quý IV/2022 với kinh phí trên 300 triệu đồng, đến nay cho thấy có nhiều lợi ích rõ rệt: chủ động nguồn điện, tiết kiệm điện, nhất là điện phục vụ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi như vắt sữa bò, phun tưới tự động, tiết kiệm khoảng 24 triệu/năm.

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Gia Nguyễn (xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) chuyên sản xuất rau hữu cơ nên sử dụng nguồn nước thường xuyên, liên tục. Vào mùa khô, nắng nóng, có thời điểm hợp tác xã phải dùng trên 15 máy bơm công suất lớn. Để giảm chi phí tiền điện, ngoài việc thay đổi thói quen sử dụng, hạn chế sử dụng điện vào các giờ cao điểm, hợp tác xã còn sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện. Nhờ áp dụng các hình thức này mà chi phí tiền điện hàng tháng đã giảm khoảng 30% so với trước.

Tại Bạc Liêu, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình kết hợp sản xuất điện mặt trời trong nuôi tôm. Công ty TNHH một thành viên Long Mạnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) vốn là một trang trại nuôi tôm rộng 4 ha, sản lượng hàng năm rơi vào khoảng 75 – 80 tấn tôm mỗi năm.

Nhận được hỗ trợ từ Chương trình Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, anh Long Văn Nghĩa – chủ trang trại quyết định đầu tư lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời ngay trên những ao lắng vốn dùng để nuôi nước cho tôm. Đầu tư 32 tỷ đồng cho 2MWp, mỗi năm, anh Nghĩa thu về 7 tỷ đồng tiền bán điện bên cạnh 20 tỷ đồng doanh thu từ nuôi tôm.

“Điện mặt trời trên trang trại tôm có nhiều ý nghĩa quan trọng: đảm bảo nguồn điện cho sản xuất, đồng thời đây cũng là nguồn điện sạch được sản xuất tại những ao lắng đang bỏ không. Ao nước rất sạch khi được áp mái pin mặt trời, sử dụng cho ao tôm rất an toàn” – anh Nghĩa nhận xét về mô hình này.

Trong khi đó, tại Ninh Thuận, Công ty Giải pháp năng lượng tuần hoàn (CAS) đang áp dụng nuôi dê và trồng thử nghiệm các loại cây dưới những tấm pin tại trang trại điện mặt trời rộng 3ha.

Những tấm pin mặt trời được lắp đặt trên ao nước lặng tại Công ty Long Mạnh. (Ảnh: congthuong.vn)
Những tấm pin mặt trời được lắp đặt trên ao nước lặng tại Công ty Long Mạnh. (Ảnh: congthuong.vn)

Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia về năng lượng tái tạo, cho biết Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tiềm năng lớn nhất về điện mặt trời, tiếp theo Tây Nguyên.

Sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác điện mặt trời diễn ra trên cùng một khu đất sẽ rất phù hợp trong các lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Năng lượng mặt trời có thể được khai thác mà không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và không nhất thiết phải thu hồi đất, qua đó hiệu suất sử dụng đất trồng trọt có thể tăng đến 60%.

Việc tính toán những diện tích cây trồng cần ít ánh nắng và phù hợp với sản xuất điện mặt trời cho thấy, tổng tiềm năng điện lên tới 386 GW, tương đương 550 tỷ kWh/năm. Nếu tiềm năng này được khai thác thì sẽ giảm tới 502 triệu tấn CO2 phát thải mỗi năm.

Ông Khánh cho biết thêm, sản xuất điện kết hợp nông nghiệp là hướng đi nhiều triển vọng, với nhiều yếu tố thuận lợi như chi phí đầu tư cho điện mặt trời vẫn tiếp tục được cải thiện; được các tổ chức quốc tế ủng hộ; nhu cầu năng lượng dự kiến tiếp tục tăng mạnh dẫn tới nhu cầu tăng cao cho việc đầu tư cho năng lượng tái tạo và điện mặt trời…

Mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp (agrivoltaics) là mô hình kết hợp lắp đặt các tấm quang năng lên trực tiếp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ưu điểm của mô hình này là hiệu suất sử dụng đất cao, tận dụng được khoảng không trong nông nghiệp cho sản xuất điện sạch. Điện được làm ra sẽ được tận dụng cho chính các hoạt động sản xuất, chế biến và lưu trữ nông sản tại chỗ cũng như hoạt động kinh tế ở các khu vực lân cận.
3 kịch bản cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050 3 kịch bản cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
Singapore sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo Singapore sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo
Theo Minh Thái/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện.
Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời

Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời và chắc chắn sẽ phát triển loại năng lượng này.
Lần đầu tiên năng lượng tái tạo Việt Nam vượt mốc 10%

Lần đầu tiên năng lượng tái tạo Việt Nam vượt mốc 10%

Đây là kết quả báo cáo thường niên vừa được Tổ chức môi trường Ember (có trụ sở tại London, Anh) công bố ngày 30/3. Báo cáo này dựa trên việc phân tích dữ liệu điện năng của 209 quốc gia từ năm 2000 tới 2020, với các dữ liệu mới nhất của năm 2021, trên 95 quốc gia đại diện cho 93% nhu cầu điện năng toàn cầu.

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên sau 10 năm Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ và quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phương đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững hơn.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Việt Nam - Nepal: Tình hữu nghị tiếp tục phát triển và bền vững

Việt Nam - Nepal: Tình hữu nghị tiếp tục phát triển và bền vững

50 năm trước, ngày 15/5/1975, Việt Nam và Nepal chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước không ngừng được củng cố và phát triển.
Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Tổ chức giao lưu dịp lễ Tết, vận động hội viên đỡ đầu lưu học sinh khó khăn, hỗ trợ kịp thời về học tập và đời sống… là những việc làm thiết thực của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) nhằm đồng hành cùng gần 300 lưu học sinh Lào tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024