--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
12:58 | 28/03/2025 GMT+7
PV

PV

Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những quy tắc, quy chuẩn văn hóa khác nhau, trong đó có quy tắc trên bàn ăn. Bạn nên tìm hiểu một số quy tắc cơ bản trên bàn ăn ở một số quốc gia vì nhiều khi, đến những nơi này, bạn sẽ bị người địa phương nhìn với ánh mắt kỳ lạ chỉ vì hành xử không chuẩn.
Những món quà lưu niệm phù hợp khi đi du lịch nước ngoài
Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Pháp

Người Pháp yêu bánh mì nên quy tắc chính trên bàn ăn cũng liên quan đến bánh mì. Không nên ăn bánh mì trước bữa ăn như món khai vị. Sau khi bánh được đặt lên bàn, xé một miếng và dùng nó để ăn kèm với các món chính hoặc chấm với nước sốt. Bánh luôn được đặt trực tiếp trên khăn trải bàn hoặc trên một chiếc đĩa đặc biệt. Ngoài ra, một phong tục rõ ràng ở Pháp là không chia tiền hóa đơn trên bàn ăn, thường sẽ để một người trả cho tất cả.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nơi bạn đang ăn ở Pháp, sẽ có những ánh mắt "soi xét" ập đến nếu du khách để khuỷu tay trên bàn.

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Anh

Có vô số quy tắc ứng xử khi đi ăn nhà hàng hoặc dự các sự kiện trang trọng tại Anh. Thứ nhất, hãy đưa áo khoác ngoài cho người phục vụ và trong mọi trường hợp phải treo lên lưng ghế. Thứ hai, dùng ngón tay chứ không dùng dao để ăn bánh mì. Tuy nhiên, bạn cần dùng dĩa để chấm bánh mì với nước sốt mà không được cầm bằng tay. Thứ ba, bạn không được nói chuyện khi có thức ăn trong miệng, không được ăn từng miếng lớn và dùng tay đẩy thức ăn vào miệng. Bạn không được nghịch thức ăn trong đĩa và không nhấm nháp cà phê hoặc trà bằng thìa.

Luôn đặt khăn ăn trên đùi và giữ ở nguyên vị trí này cho đến khi kết thúc bữa ăn. Dĩa phải ở bên tay phải còn dao thì luôn ở bên trái. Không nên lau dao do người phục vụ mang đến. Nếu bát đĩa hoặc dao không sạch, bạn nên yêu cầu họ thay chúng. Thịt gà và bánh pizza chỉ nên ăn bằng dao dĩa.

Italy

Quốc gia hình chiếc ủng có một số quy tắc đơn giản cần nhớ khi đến nhà hàng. Đầu tiên, người Italy không bao giờ gọi đồ uống có sữa sau bữa ăn, vì sữa được cho là cản trở tiêu hóa. Thay vào đó, họ thích cà phê espresso hoặc cà phê đen. Nếu bạn gọi cappuccino sau bữa ăn, người dân địa phương ngay lập tức đoán bạn là một khách du lịch. Ở Italy, cappuccino được uống vào buổi sáng và bữa sáng.

Tại Italy, đừng nên yêu cầu thêm phomai, tương cà hoặc các loại gia vị pizza khác vì đây là dấu hiệu của việc khẩu vị của bạn không hợp, gây mất lòng đầu bếp.

Không giống như Pháp và Anh, ở Italy không nên ăn bánh mì với món đầu tiên và dùng nó để ăn cùng đồ ăn thừa trong đĩa. Việc để một lượng nhỏ thức ăn còn trên đĩa được coi là phép lịch sự.

Nhật Bản

Tiền boa, mặc dù phổ biến ở nhiều quốc gia, lại không được hoan nghênh ở Nhật Bản. Hầu hết các quán cà phê và nhà hàng tại Nhật đều từ chối.

Tại Nhật, bạn không được cắm đũa thẳng đứng trong bát ăn vì người Nhật làm như vậy trong bát cơm cúng người đã khuất. Ngoài ra, bạn không nên đưa đũa của mình cho bất kỳ ai trên bàn ăn để lấy một món nào đó. Điều này là cấm kỵ, bị coi là thiếu tôn trọng với người khác. Khi lấy thức ăn từ đĩa dùng chung, hãy dùng đũa bạn chưa từng dùng đến. Khi ăn xong, hãy đặt đôi đũa ngay ngắn trên chén hoặc đĩa, hoặc trên giá đỡ.

Không giống nhiều nước phương Tây, Nhật Bản có thái độ tiêu cực với việc ăn uống nơi công cộng khi đang di chuyển. Điều này không chỉ bị coi là bất lịch sự mà còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột nơi công cộng.

Tại Nhật và một số quốc gia châu Á, việc trộn wasabi và nước tương vào bát để chấm sushi được coi là hình thức xấu. Nếu bạn muốn thêm wasabi, tốt hơn là cho trực tiếp lên cá, không cho vào cơm.

Hàn Quốc

Văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong xã hội. Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới”. Bạn chỉ ngồi xuống sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn. Cũng như bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước.

Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác. Người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong. Bạn phải đợi người lớn tuổi nhất nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn.

Nhưng khi ăn đồ nướng, người lớn tuổi hơn có nhiệm vụ phải nướng cho người nhỏ tuổi hơn. Trong các buổi tiệc, người lớn tuổi hoặc người có địa vị, chức vụ cao hơn hay người có việc được chúc mừng ở buổi tiệc đó sẽ trả tiền.

Nếu ở Hàn Quốc, bạn được mời một đĩa hoặc thậm chí một bát lớn thức ăn, hãy lấy nó bằng cả hai tay và giữ chặt. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn.

Thông thường, người Hàn để nguyên bát trên bàn và dùng thìa để xúc cơm thay vì cho lên miệng và hoặc cúi xuống để ăn. Tương tự canh, bạn nên dùng thìa để uống. Nếu món canh đó đặc biệt ngon, bạn có thể bê bát để uống nước dùng cuối cùng.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sau khi bữa ăn kết thúc, tốt nhất bạn nên để lại một ít thức ăn trên đĩa của mình. Điều này cho thấy bạn đã được ăn uống đầy đủ và đã no. Đất nước này có nhiều món ăn chung, bạn không được chuyển thức ăn cho nhau bằng việc "nối đũa".

Giống như Nhật Bản, âm thanh phát ra từ cơ thể trong bữa ăn đôi lúc được dùng để khen ngợi với đầu bếp hay chủ nhà ở Trung Quốc. Nơi đây, ợ hơi được coi là dấu hiệu thể hiện sự hài lòng của bạn và thay cho lời khen đầu bếp đã nấu ăn rất xuất sắc.

Một truyền thống thú vị khác là không được lật mặt cá vì nó sẽ mang lại những điều xui xẻo. Đây là niềm tin của ngư dân Trung Quốc vì họ sợ rằng tàu của mình sẽ bị tai nạn khi đi biển nếu bữa cơm trước đó lật mặt con cá. Ngoài ra, hành động dùng đũa chỉ vào người khác là rất thô lỗ và được coi là đang gây hấn trên bàn ăn.

Úc

Nếu được chủ nhà nhắc “mang theo đĩa” (bring a plate), điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần mang theo một chiếc đĩa trống. Đây là cách nói quen thuộc của người Úc để nhắc nhở khách mang theo một món ăn để chia sẻ cùng mọi người.

Sự thân thiện chỉ có ý nghĩa khi loại bỏ cuộc nói chuyện về công việc và những phàn nàn khó chịu ở văn phòng trên bàn ăn với người Úc. Trừ khi đó là cuộc họp kinh doanh trong bữa tối, việc ăn tối với đồng nghiệp.

Bởi vì người Úc khá thoải mái, ngoài vấn đề công việc ra thì cũng không có quá nhiều quy tắc ăn uống khác mà bạn phải nhớ khi dự bữa tối.

Trung Đông

Ở Trung Đông và một số nước đạo Hồi châu Á, tay phải được coi là bàn tay sạch sẽ. Bởi trước đây, người xưa ở những quốc gia này quan niệm tay trái được sử dụng cho nhiệm vụ đi vệ sinh. Vì vậy, ngay cả khi bạn thuận tay trái, việc ăn bằng bàn tay này vẫn bị coi là thô lỗ.

Điều này đặc biệt quan trọng khi ăn món chung, vì nhiều khẩu phần ở các nước như Ma-rốc bạn chỉ nên ăn một phần nhất định của món chung, tránh xâm phạm vào phần đồ ăn của người khác và luôn chỉ ăn bằng tay phải.

Một số nước khác

Ở Bồ Đào Nha, bạn không nên yêu cầu thêm muối hoặc hạt tiêu vì đó được coi là sự xúc phạm đối với tay nghề của đầu bếp. Ở Chile, việc dùng tay chạm vào thức ăn bị coi là xấu. Ở Brazil, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên thường được ăn bằng dao dĩa. Ở Australia, mọi người thường không thảo luận về các vấn đề kinh doanh khi đang ăn. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào người hoặc nhóm mà bạn đang ăn cùng.

Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch
Phong tục tập quán ở mỗi nơi là khác nhau. Trong trường hợp bạn đang có kế hoạch du lịch nước ngoài, dưới đây là một danh sách ngắn gọn những sai lầm văn hóa phổ biến nhất và một số mẹo để tránh phạm sai lầm.
Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"
Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đa số các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, hiện đại, phóng khoáng, điển hình như việc họ có cách chào xã giao thân thiết như ôm hoặc chạm má.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh khi đi du lịch Indonesia

Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh khi đi du lịch Indonesia

Việc điền tờ khai nhập cảnh Indonesia là một trong những yêu cầu bắt buộc khi bạn đang có nhu cầu đi du lịch đến Indonesia. Sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn hoàn thành tờ khai nhập cảnh một cách chính xác và hiệu quả.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Hướng dẫn di chuyển tiết kiệm trong dịp lễ đông đúc

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Hướng dẫn di chuyển tiết kiệm trong dịp lễ đông đúc

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tìm hiểu những mẹo di chuyển thông minh này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí dịp 30/4 - 1/5 sắp tới.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Một số bí quyết nhỏ giúp chuyến bay thêm tiện lợi

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Một số bí quyết nhỏ giúp chuyến bay thêm tiện lợi

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tìm hiểu ngay những mẹo hay khi đi máy bay để hành trình của bạn thoải mái và suôn sẻ hơn.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Đó là thông điệp ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) chia sẻ trong buổi tiếp đoàn Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD) và Hội đồng quốc gia người cao tuổi Hoa Kỳ (NCOE) ngày 17/4 tại Hà Nội.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới