--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
12:20 | 27/09/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thắt chặt hơn nữa hoạt động quản lý tàu cá

“Đối với việc đăng ký, đăng kiểm và cấp phép hoạt động mới cho tàu cá cần phải được thắt chặt hơn theo nguyên tắc tàu chỉ được phép hoạt động khi đủ các thủ tục và tăng cường kiểm soát lúc đăng kiểm, cấp phép lúc trên sông, trên biển, khi ra vào cửa,...”. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý chống khai thác hải sản bất hợp pháp ngày 24/9.
Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực, thực chất vào hoạt động của LHQ Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực, thực chất vào hoạt động của LHQ
Xử lý tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển Quảng Ninh Xử lý tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển Quảng Ninh
1601 c1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử phát biểu tại hội nghị

Trong suốt thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Đặc biệt, là hoạt động tuyên truyền, vận động ngư dân khai thác đúng theo quy định của pháp luật; không đưa tàu cá, ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Đồng thời, bắt buộc chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không khai thác vi phạm chủ quyền các nước.

Với những nỗ lực đó, tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài được kiểm soát và giảm đáng kể. Từ đầu năm 2020 đến nay chỉ có 5 tàu với 45 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản. Như vậy, kể từ ngày 23/10/2017 đến nay, toàn tỉnh có 43 tàu với 264 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.

Đánh giá về hoạt động kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban chỉ đạo của tỉnh về chống khai thác bất hợp, không báo cáo và không theo quy định nhận định, tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài tuy đã giảm nhiều những vẫn còn xảy ra.

Theo đánh giá của đại biểu tại hội nghị, phần lớn chủ tàu, thuyền trưởng đều hiểu khai thác thuỷ sản trên vùng biển nước ngoài là vi phạm pháp luật, nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt vẫn cố tình vi phạm và tìm cách che giấu khi tàu của mình bị bắt, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý của tỉnh nói riêng và công tác tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu nói chung.

Một trong những giải pháp quan trọng trong kiểm soát tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Theo đó, tính đến ngày 21/9/2020 toàn tỉnh có 1.320 tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trong tổng số 1.584 tàu cá thuộc diện bắt buộc. Theo ông Triều cho biết, số tàu cá còn lại chưa thể lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là do hiện tại đã có 73 tàu và chủ tàu hiện tại không ở địa phương hoặc nơi cư trú theo hồ sơ quản lý; tàu cá đã sang bán 57 tàu, tàu cá ngưng hoạt động 80 tàu.

1633 c2
Hiện tại việc quản lý phương tiện nhỏ, phương tiện thuỷ nội địa khai thác gặp nhiều khó khăn

Không chỉ vậy, liên quan đến thiết bị giám sát hành trình còn diễn ra tình trạng tàu cá mất kết nối, đặc biệt là tình trạng mất kết nối chưa rõ nguyên nhân vẫn thường xuyên xảy ra với tỷ lệ từ 10% – 15% tàu đã lắp đặt. Liên quan đến vấn đề nay ông Triều cho biết, Ban chỉ đạo của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết, cụ thể là ngư dân và nhà cung cấp thiết bị đổ lỗi cho nhau. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều chủ tàu không đóng phí dẫn đến nhà cung cấp ngắt kết nối.

Ông Lê Văn Sử đánh giá, hiện nay có 3 nhóm khó khăn lớn trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Cụ thể là công tác quản lý tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, xác nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác. Cụ thể đối với công tác quản lý khó khăn lớn nhất là nhóm tàu nhỏ khai thác ven bờ. Số liệu thống kê quản lý số lượng tàu này thời gian qua giữa các đơn vị chưa thống nhất, trong khi hiện nay số tàu này lại đang tiếp tục phát sinh. Đặc biệt, nhóm phương tiện nhỏ này đa phần là không có hồ sơ do hoạt động ngành nghề cấm, số còn lại không muốn đăng ký nhưng địa phương chưa có giải pháp quản lý. Ngoài ra, còn hiện trạng người dân sử dụng phương tiện thuỷ nội địa để tham gia khai thác.

1655 c3
Việc xác nhận nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác còn khó khăn

Là địa phương có nhiều phương tiện vi phạm vùng biển nước ngoài trong khai thác hải sản, ông Lâm Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc cho biết, với thị trấn Sông Đốc có 915 tàu bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đến nay đã có 613 tàu được lắp đặt. Số còn lại do chủ tàu khai thác kém hiệu quả nên chưa thể lắp đặt, số đã ngưng hoạt động.

Liên quan đến việc vận hành thiết bị giám sát hành trình, ông Phú cho biết thêm, do còn mới nên trong quá trình vận hành gặp sự cố các chủ tàu không biết cách xử lý, khắc phục. Ngoài ra, giá thiết bị (25 – 45 triệu/1 thiết bị), phí hàng tháng (300 ngàn đồng/ tháng), cước cuộc gọi và nghe một phút là hơn 30.000 đồng là khá cao. Nhiều nhà cung cấp chưa đảm bảo chất lượng, khi có hư hỏng nhà cung cấp chậm khắc phục sửa chữa, thậm chí không xuống,.…

Trong vấn đề mất kết nối, ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện Cà Mau có 5 nhà mạng được phép cung cấp thiết bị. Tính đến ngày 23/9 có 245 tàu mất kết nối, trong đó lỗi chưa đóng phí có 105 tàu nên bị ngắt kết nối; lỗi do kỹ thuật 13 thiết bị, còn lại 156 thiết bị chưa xác định rõ nguyên nhân. Do chưa thể xác định được nguyên nhân nên để khắc phục và xử lý là vô cùng khó khăn.

Liên quan đến thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, trước tiên việc lắp đặt, quản lý, kiểm soát, xử lý tiến hành theo đúng các quy định đã được ban hành từ Trung ương đến địa phương. Song song với đó, các ngành, nhất là Sở NN&PTNT và Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất thêm một số giải pháp về kỹ thuật trong quản lý liên quan đến thiết bị giám sát hành trình.

Đối với các vấn đề liên quan khác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo các ngành, các cấp và chính quyền địa phương nắm chặt lại các quy định trong quản lý tàu cá. Đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền theo hướng đổi mới nội dụng, phương pháp để có những tác dụng mới. Đối với việc đăng ký, đăng kiểm và cấp phép hoạt động mới cho tàu cá cần phải được thắt chặt hơn nữa.

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa của Việt Nam), đảo Cây, đảo san hô Quang Hòa, ...

Hải Dương tạm dừng hoạt động quán bia, cà phê từ 0h ngày 14/8/2020 Hải Dương tạm dừng hoạt động quán bia, cà phê từ 0h ngày 14/8/2020

Hải Dương tạm dừng hoạt động các dịch vụ như bán hàng ăn tại chỗ, quán bia, cà phê, các hoạt động thể dục, thể ...

Quan chức hải quan từng cảnh báo nguy cơ về tàu chở hóa chất ở cảng Beirut Quan chức hải quan từng cảnh báo nguy cơ về tàu chở hóa chất ở cảng Beirut "chết" không rõ ràng

Các báo cáo khám nhiệm y khoa về quan chức này thời điểm đó đưa ra các giải thích khác nhau, cái thì cho là ...

Nguyễn Phú
Nguồn: baocamau.com.vn

Tin bài liên quan

Cà Mau vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp, kiến tạo nền hành chính hiện đại, minh bạch

Cà Mau vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp, kiến tạo nền hành chính hiện đại, minh bạch

Sau khi chính thức vận hành chính quyền hai cấp từ ngày 1/7/2025, tỉnh Cà Mau mới trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đang ghi nhận những tín hiệu tích cực từ mô hình quản trị mới. Trong đó, cấp xã nổi lên như “trái tim” vận hành hành chính công, trực tiếp phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trao giải pháp ứng phó thiên tai cùng trẻ em và cộng đồng

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trao giải pháp ứng phó thiên tai cùng trẻ em và cộng đồng

Với nhiều dự án thiết thực, suốt 35 năm qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) đã không ngừng đồng hành cùng trẻ em và cộng đồng Việt Nam trong hành trình ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh và sẵn sàng ứng phó trước các thách thức thiên nhiên.

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Từ ngày 19 - 21/7/2025, 10 trí thức trẻ Việt Nam đại diện cho cộng đồng tri thức người Việt tại Nhật Bản sẽ về nước tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Trước thềm sự kiện, nhiều đại biểu đã chia sẻ với Tạp chí Thời Đại những đề xuất thiết thực nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Tin quốc tế ngày 15/7: Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư, EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới

Tin quốc tế ngày 15/7: Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư, EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới

Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư tới nước thứ ba; ông Trump đe dọa áp thuế 100% lên các nước hợp tác với Nga; EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới… là những diễn biến quốc tế đáng chú ý trong ngày 15/7.
Động thái mới của các nước về thuế quan Mỹ

Động thái mới của các nước về thuế quan Mỹ

TTXVN đưa tin theo hãng tin Reuters cho biết, ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga, áp thuế 50% đối với tất cả mặt hàng đồng nhập khẩu vào Mỹ… Tất cả các chính sách trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024