--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
08:00 | 16/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thương chiến Trump 2.0 và cuộc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump khi trở lại Nhà Trắng lần hai đang làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Việc áp thuế mạnh tay không chỉ khiến chi phí sản xuất gia tăng mà còn đặt các tập đoàn quốc tế vào tình thế buộc phải dịch chuyển sản xuất và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro.
Thương chiến Mỹ - Trung: Bắc Kinh phản đòn với chiến thuật mới
Thương chiến Trump: Việt Nam cần làm gì để không “mạnh người yếu ta”?

Trump 2.0: áp thuế mạnh hơn, rủi ro cao hơn

Theo giới quan sát, trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), chính quyền Trump đã áp dụng hàng loạt biện pháp thuế quan nhắm vào hàng hóa Trung Quốc, khiến nhiều công ty đa quốc gia phải điều chỉnh chuỗi cung ứng. Có thể kể đến việc Apple chuyển một số dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ và Việt Nam; H&M tăng sản lượng sản xuất tại Campuchia. Năm 2019, Tesla xây dựng nhà máy Gigafactory tại Thượng Hải để tránh thuế quan áp dụng lên xe nhập khẩu từ Mỹ. Năm 2018, 70% các công ty Mỹ hoạt động ở miền Nam Trung Quốc cân nhắc hoãn đầu tư thêm và chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác.

Tổng thống Donald Trump (trái) và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick (phải) tại Phòng Bầu dục vào ngày 25 tháng 2 năm 2025, thảo luận về thuế quan nhằm định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu để có lợi cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ. © Getty Images
Tổng thống Donald Trump (trái) và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick (phải) tại Phòng Bầu dục vào ngày 25/2/2025, thảo luận về thuế quan nhằm định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu để có lợi cho ngành sản xuất của Mỹ. (Ảnh: Getty)

Bên cạnh đó, nhiều công ty đa quốc gia Mỹ rút khỏi Trung Quốc và đầu tư vào Đông Nam Á. Xu hướng này góp phần đưa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á lên mức kỷ lục 155 tỷ USD năm 2018.

Trở lại Nhà Trắng năm 2025, ông Trump tiếp tục đẩy mạnh chính sách bảo hộ với các biện pháp cứng rắn hơn: áp thuế 25% lên toàn bộ thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ; áp thuế 25% với hàng hóa từ Mexico và Canada; đánh thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên 20%...

Những động thái này đã tạo ra tác động dây chuyền lên nền kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, chi phí sản xuất gia tăng. Thuế quan khiến giá các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty như Apple, Nvidia, AMD... phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí gia tăng. Thứ hai, áp lực lạm phát. Giá thành sản phẩm tăng do thuế suất cao có thể đẩy lạm phát lên mức khó kiểm soát, làm giảm sức mua của người tiêu dùng Mỹ. Thứ ba, nguy cơ bị trả đũa thương mại. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải đưa ra lựa chọn: tiếp tục nhập khẩu với giá cao hơn, hay dịch chuyển chuỗi cung ứng để né thuế?

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng hay "hồi hương" sản xuất?

Các doanh nghiệp đang tìm cách điều chỉnh chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro từ chính sách thuế quan. Hai xu hướng chính đang diễn ra:

Thứ nhất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều công ty lựa chọn chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ Latinh để giảm sự phụ thuộc.

iPhone 16 Pro Max được trưng bày trong sự kiện đặc biệt của Apple tại trụ sở chính của hãng này tại Cupertino, California (Mỹ) vào ngày 9/9/2024. (Ảnh: Getty)
iPhone 16 Pro Max được trưng bày trong sự kiện đặc biệt của Apple tại trụ sở chính của hãng này tại Cupertino, California (Mỹ) vào ngày 9/9/2024. (Ảnh: Getty)

Tháng 2/2025, trang tin tức công nghệ The Register (Anh) dẫn lời các giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ nổi tiếng Cisco (Mỹ) cho biết, thay vì tăng giá, hãng ưu tiên điều chỉnh chuỗi cung ứng để bù đắp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu. Cisco đã cắt giảm 80% lượng hàng hóa và vật liệu sản xuất tại Trung Quốc, đồng thời sẽ tiếp tục điều chỉnh nếu chính sách thuế có thay đổi.

Đầu tháng 3/2025, hãng tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin, hãng bán lẻ Target dự kiến giảm tỷ lệ nhập hàng từ Trung Quốc từ 30% xuống còn 25% vào năm tới, thay vào đó tăng cường nhập khẩu từ Guatemala, Honduras.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch này không hề dễ dàng. Giáo sư Douglas Irwin của Đại học Dartmouth nhận xét: "Nó giống như trò chơi đập chuột chũi vậy. Nếu Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam, và chẳng mấy chốc, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị áp thuế, và các doanh nghiệp lại phải hướng tới Campuchia hoặc một nơi nào khác. Vì vậy, khả năng xáo trộn chuỗi cung ứng cũng chỉ có giới hạn nhất định".

Thứ hai, một số tập đoàn lớn đang cân nhắc đưa sản xuất trở lại Mỹ nhằm tận dụng chính sách ưu đãi của chính quyền Trump. Theo Reuters, Honda đã quyết định sản xuất xe hybrid Civic thế hệ tiếp theo tại tiểu bang Indiana của Mỹ, thay vì Mexico. Bằng cách này, hãng xe Nhật Bản hy vọng sẽ tránh được nguy cơ thuế quan tiềm ẩn đối với một trong những mẫu xe bán chạy nhất của mình. Pfizer có kế hoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất dược phẩm về Mỹ nếu cần. Hồi cuối tháng 2/2025, Apple công bố khoản đầu tư 500 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất tại Mỹ trong vòng 4 năm tới. Hãng dược phẩm Eli Lilly cũng dự chi ít nhất 27 tỷ USD để xây dựng 4 nhà máy dược phẩm mới tại Mỹ trong 5 năm tới.

Dù vậy, Phó Giáo sư Mary Anne Madeira của Đại học Lehigh chỉ ra rằng, nếu phương án sản xuất tại Mỹ thực sự hiệu quả về kinh tế, các công ty đã làm điều này từ trước. Do vậy, cần phải đánh giá xem liệu sự dịch chuyển đầu tư này có làm tăng chi phí ở các khu vực khác hay không.

Tăng thuế nhôm, thép: nước cờ bảo hộ hay Tăng thuế nhôm, thép: nước cờ bảo hộ hay "con dao hai lưỡi" cho kinh tế Mỹ?
Hiểu về thuế quan của ông Trump qua năm biểu đồ Hiểu về thuế quan của ông Trump qua năm biểu đồ
Phan Anh (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với thuế suất lên tới hơn 100% ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quốc tế, căng thẳng thương mại không hẳn là một "thảm họa" với Trung Quốc mà là “liều thuốc thử” mạnh mẽ cho nền kinh tế nước này, buộc Trung Quốc tự cường hơn về công nghệ, giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa vào nội lực.
Những quốc gia "chờ thời" trước thuế quan của Mỹ

Những quốc gia "chờ thời" trước thuế quan của Mỹ

Khi EU và Canada đáp trả mạnh mẽ trước đòn thuế quan của Mỹ, một số quốc gia như Anh, Mexico, Úc... lại chọn con đường thận trọng hơn: đàm phán thay vì đối đầu. Chiến lược này giúp họ tránh được căng thẳng thương mại leo thang, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phải đối phó với một chính quyền Mỹ sẵn sàng dùng thuế quan làm đòn bẩy trong đàm phán.
Thương chiến Trump 2.0: đồng minh Mỹ tìm lối đi riêng?

Thương chiến Trump 2.0: đồng minh Mỹ tìm lối đi riêng?

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ tác động đến đối thủ mà còn khiến các đồng minh của Washington phải tìm hướng đi riêng. Theo giới chuyên gia, thay vì tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác đang tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và các khối kinh tế lớn khác.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Lật tàu trên vịnh Hạ Long: các lực lượng nỗ lực tìm kiếm người mất tích, đã cứu được 12 người

Lật tàu trên vịnh Hạ Long: các lực lượng nỗ lực tìm kiếm người mất tích, đã cứu được 12 người

Chiều 19/7, do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), tàu du lịch Vịnh Xanh 5 bất ngờ bị giông lốc đánh lật trên vịnh Hạ Long khiến 53 người rơi xuống biển. Ngay sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.
Người Việt tìm hiểu về pháp luật Nhật Bản

Người Việt tìm hiểu về pháp luật Nhật Bản

Chiều 18/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (FAVIJA) và Kênh thông tin HONTO TV phối hợp cùng Sở Cảnh sát Tokyo, đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản năm 2025.
Cà Mau quyết tâm hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

Cà Mau quyết tâm hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát, ưu tiên hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công và gia đình liệt sĩ trước ngày 24/7/2025. Các cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng cũng được chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà, đảm bảo không bỏ sót đối tượng và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.