--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
14:03 | 06/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc cùng lúc làm dậy sóng 3 vùng biển châu Á

Dư luận quốc tế cho rằng việc Trung Quốc tiến hành tập trận đồng loạt tại 3 vùng biển ở châu Á, gồm Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải là đi ngược lại với tuyên bố ứng xử ở Biển Đông và là động thái khiêu khích cao độ với các nước trong khu vực.
Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông
Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông
5348 bien dong
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp. (Nguồn: CSIS)

Trong những năm gần đây, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã thường xuyên thực hiện các cuộc tập trận quân sự lớn ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam và họ cũng thường thiết lập các vùng cấm đi lại trên biển để thực hiện các cuộc tập trận này.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, tàu trực thăng đổ bộ Type 071 đã đậu ở cảng Phú Lâm ngày 27/6, cùng với 3 tàu nhỏ khác. Tàu Type 071 xuất hiện có nghĩa là sẽ có các chiến dịch tấn công đổ bộ và 3 tàu nhỏ hơn có thể là các tàu quét mìn. Dữ liệu theo dõi các tàu thuyền cho thấy, các cuộc tập trận đang diễn ra không chỉ có sự tham gia của PLAN mà còn có cả Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc.

Ngày 1/7, PLAN đã bắt đầu tập trận ở Biển Đông tập trung vào các hoạt động tấn công đổ bộ. Trước khi cuộc tập trận diễn ra, một tàu tấn công đổ bộ của PLAN đã xuất hiện ở Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Một tàu khu trục mang tên lửa và 2 trực thăng diễn tập bắt giữ một tàu lạ ở biển Hoa Đông, theo Đài CCTV. Cuộc tập trận này có thể được thiết kế cho các vùng biển gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và Hoàng Hải, khi Trung Quốc ngang ngược cấm các tàu dân sự đến gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1-5.7.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngang nhiên gọi 3 vùng biển diễn ra đồng loạt các cuộc tập trận này là “3 chiến khu chính”, bao gồm cuộc tập trận phi pháp ở Biển Đông diễn ra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã và đang tăng cường hoạt động ở Biển Đông, thậm chí còn liên quan tới nhiều vụ va chạm với tàu thương mại và tàu hải quân của các nước khác, bao gồm cả những quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Ngày 2/7, Lầu Năm Góc đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, nói rằng, động thái này sẽ khiến tình hình khu vực thêm bất ổn. Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ có đoạn: "Tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông không có lợi cho những nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng và duy trì ổn định".

Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ: "Các cuộc tập trận quân sự này là động thái mới nhất trong một chuỗi các hoạt động của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền hàng hải trái với luật pháp và đặt các nước láng giềng Đông Nam Á vào tình thế bất lợi ở Biển Đông". Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và tìm cách đe dọa các nước láng giềng châu Á.

Trước đó, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hawaii để gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hawaii vào ngày 17.6, nhưng dường như cuộc hội đàm không giúp cải thiện mối quan hệ song phương được nhiều.

Sau đó, căng thẳng song phương tiếp tục gia tăng và Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép Washington cấm vận các quan chức Trung Quốc liên quan.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, đã phát biểu rằng, các cuộc tập trận của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) là động thái "gây khiêu khích cao độ", gây bất lợi cho quan hệ Bắc Kinh với ASEAN.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nói, việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở ngoài phạm vi vùng biển của họ là điều không thể chấp nhận được.

Nhiều nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc vươn quá xa tại Biển Đông và không tôn trọng các đường biên giới được quy định theo luật pháp quốc tế.

Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản ngày 3.7 ra nghị quyết kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hủy cuộc gặp dự kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

5442 bien dong 2
Tàu hộ vệ Hàng Dương (phải) và tàu khu trục Vũ Hán trên Biển Đông ngày 18.6. Ảnh: PLA

Trong cuộc họp báo ngày 2.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Bà Hằng cho biết Việt Nam “đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai”.

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông

Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt các hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền ...

Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ...

"Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn"

Luật sư Nga Alexander Molotnikov nhận định Trung Quốc “không cho thấy mong muốn để có được giải pháp tích cực” với các vấn đề ...

Tuấn Quỳnh (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND