--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
15:35 | 10/12/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam cam kết bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho biết xuyên suốt chính sách của Việt Nam trong việc bảo vệ người đó chính là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Bài 2: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người - Từ cam kết đến hành động Bài 2: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người - Từ cam kết đến hành động
Bài 1: Con người - Trung tâm hướng đến của mọi chính sách Bài 1: Con người - Trung tâm hướng đến của mọi chính sách
Việt Nam cam kết bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người | Xã hội | Vietnam+ (VietnamPlus)
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 10/12, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo lần thứ hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam.

Hội thảo diễn ra đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế năm 2021 với chủ đề "Bình đẳng-Giảm bất bình đẳng, thúc đẩy nhân quyền."

Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã trả lời báo chí về việc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có các khuyến nghị theo UPR mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III năm 2019.

- Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết những thành tựu trong thực hiện quyền con người của Việt Nam thời gian gần đây?

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Việt Nam luôn luôn khẳng định thực hiện cam kết quốc tế của mình theo những Công ước đã tham gia. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người; cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Tuyên ngôn nhân quyền và các Công ước quốc tế đó.

Việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 hiện nay.

Có thể nói, xuyên suốt chính sách của chúng ta trong việc bảo vệ người đó chính là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, những chính sách này thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, điều quan trọng nhất là làm sao "lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân"; không hy sinh những mục tiêu về an sinh xã hội, không hy sinh những mục tiêu về môi trường, biến đổi khí hậu để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tôi cho rằng đây là những ví dụ mạnh mẽ nhất, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh đó, ngoài việc bảo vệ cho nhân dân ta, con người Việt Nam, chúng ta cũng đang nỗ lực đóng góp bảo vệ những giá trị quyền con người phổ quát thông qua việc tham gia đóng góp vào các nội dung lớn mà các cơ chế, tổ chức quốc tế đa phương đang thảo luận, xem xét. Chúng ta cũng đang tích cực đóng góp với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những đóng góp của chúng ta trong thời gian qua, thể hiện Việt Nam thực sự mong muốn mỗi người dân trên thế giới có quyền được sống trong hòa bình, trong phát triển ổn định.

Chúng tôi cho rằng, đây là những hành động cụ thể nhất mà Việt Nam đã triển khai, vừa đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.

- Thưa Thứ trưởng, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện báo cáo giữa kỳ về việc tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR và cũng là một trong số rất ít nước tự nguyện làm báo cáo này. Vậy điều này thể hiện cam kết như thế nào của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR?

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Đây là một báo cáo tự nguyện. Tuy là báo cáo tự nguyện giữa kỳ, tôi cho đây cũng là việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực. Qua đó, chúng ta có thể có cơ hội để rà soát, đánh giá lại tất cả chính sách, tất cả những chủ trương, đường lối và quan trọng hơn là quá trình thực hiện các chính sách đó như thế nào.

Qua việc rà soát, có thể tìm ra, đánh giá được những gì chúng ta làm tốt, những gì phải làm tốt hơn nữa, và sẽ có những điều chỉnh chính sách phù hợp, làm sao đảm bảo tất cả người dân của chúng ta được bảo vệ, được tôn trọng và có quyền được sống, học tập, bảo đảm tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.

Đấy là những nội dung, tôi cho là rất quan trọng, chính là để cho bản thân chúng ta, chứ không phải chỉ cho cộng đồng quốc tế, để đảm bảo đảm cuộc sống của nhân dân, của chính mình. Vì vậy, cơ chế báo cáo giữa kỳ tự nguyện này, thực chất là để phục vụ cho mục tiêu của chúng ta hơn là cho mục đích quốc tế.

Việt Nam cam kết bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người | Xã hội | Vietnam+ (VietnamPlus)
Cán bộ giám thị trại giam Phú Sơn 4 thăm hỏi, động viên phạm nhân Cấn Thị Thủy, là trường hợp nuôi con nhỏ trong thời gian thụ án, được đặc xá theo Quyết định của Chủ tịch nước (2021). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tất nhiên, trong quá trình này, các đối tác quốc tế cũng có tham mưu, tham vấn, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt để chúng ta có thể làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Bởi vậy, báo cáo giữa kỳ này có nghĩa rất quan trọng và báo cáo này cũng nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị tham gia đóng góp để có một bản báo cáo rà soát tổng thể nhất, toàn diện nhất và qua đó đưa ra những khuyến nghị lên Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những điều chỉnh, thay đổi và quan trọng nhất là thực hiện tốt hơn nữa những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước để bảo vệ quyền con người.

- Với những nỗ lực về việc thực hiện quyền con người của mình, đầu năm nay, các nước ASEAN đã lựa chọn Việt Nam làm đại diện để tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo. Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về sự lựa chọn này của các nước ASEAN?

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Chúng ta đã một lần đảm nhiệm vị trí, vai trò là Thành viên Hội đồng Nhân quyền và đã làm rất tốt trách nhiệm của mình. Lần này, chúng ta cũng mong muốn tiếp tục được bầu lại làm Thành viên Hội đồng Nhân quyền trong nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới. Có thể nói, điều này thể hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ của chúng ta trong việc đóng góp hơn nữa vào công việc chung quốc tế, thể hiện Việt Nam là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việc ASEAN thống nhất đồng thuận chúng ta ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền cũng là thể hiện sự coi trọng của ASEAN với những đóng góp của Việt Nam trước đây và tin tưởng vào những đóng góp trong thời gian sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, ngoài ASEAN, sẽ còn nhiều nước, nhiều nhóm nước nữa cũng sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam cũng cam kết với cộng đồng quốc tế rằng sẽ làm hết sức mình, nỗ lực để bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người, nâng cao hơn nữa những nỗ lực của Liên hợp quốc, của các cơ chế của Liên hợp quốc về thúc đẩy việc bảo vệ người trên toàn thế giới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đảm bảo quyền con người thông qua triển khai chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 Đảm bảo quyền con người thông qua triển khai chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Theo Việt Đức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu của người Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang tin Sky News (Australia) mới đây đã đăng tải bài viết cho biết Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Australia.
Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực tại Khóa họp lần thứ 59 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực tại Khóa họp lần thứ 59 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Từ ngày 16/6 đến 08/7, Khóa họp lần thứ 59 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu đã tham gia tích cực vào các hoạt động nghị sự của khóa họp.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 15/7: Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư, EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới

Tin quốc tế ngày 15/7: Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư, EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới

Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư tới nước thứ ba; ông Trump đe dọa áp thuế 100% lên các nước hợp tác với Nga; EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới… là những diễn biến quốc tế đáng chú ý trong ngày 15/7.
Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

UNESCO đã phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới, chính thức kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nam Nô (Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai nước.
Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 10-12/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Hà Lan.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024