--> -->
Trang chủ Kinh tế
17:35 | 09/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Năm 2024, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các nước, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA đang là một trở ngại lớn của ngành.
Lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ qua cảng biển Việt Nam đứng thứ 2 châu Á Lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ qua cảng biển Việt Nam đứng thứ 2 châu Á
Xây dựng hình ảnh Xây dựng hình ảnh "Việt Nam – Điểm đến bền vững của thủy sản" tại Hoa Kỳ
Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, Việt Nam là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Năm 2023, do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức như đơn hàng bị cắt giảm, chi phí đầu vào tăng cao, phải thu hẹp sản xuất và giảm giờ làm, ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp và việc làm của người lao động. Song, các doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 24 tỷ USD.

Trong quý I/2024 xuất khẩu toàn ngành đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Top 5 thị trường xuất khẩu chủ lực Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP. Có nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu của ngành da giày phục hồi mạnh mẽ từ những tháng cuối năm 2023, nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2024.

Theo bà Xuân, mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2024 tăng trưởng trên 10% nhưng ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn lớn là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Ngoài ra, việc các nước nhập khẩu giày dép lớn đưa ra hàng loạt các yêu cầu mới về việc các sản phẩm xuất khẩu phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường ngày càng cao.

Cụ thể, từ tháng 3/2024, thị trường EU bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững, hay vấn đề truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, Việt Nam sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất.

Phó chủ tịch Lefaso cho biết thêm, da giày là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, Việt Nam đã tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với hàng trăm thị trường.

Do vậy, mỗi khi thị trường nhập khẩu thay đổi chính sách sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành. Vì là quốc gia xuất khẩu, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Công nghiệp hỗ trợ cung ứng nguyên liệu chưa phát triển

Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso thì một trong những khó khăn lớn của ngành da giày là công nghiệp hỗ trợ cung ứng nguyên liệu chưa phát triển.

“Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công mà không phát triển khâu nguyên phụ liệu, và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Do đó, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA là một trở ngại lớn”, ông Thuấn nói.

Chủ tịch Lefaso cho rằng chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may - da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Để làm được điều này, cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó giúp các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên và tham gia vào chuỗi cung ứng ngành. Trên cơ sở đó, ông Thuấn kiến nghị xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.

Mỹ - thị trường xuất khẩu giày dép và túi xách lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm nay đạt 2,068 tỷ USD, chiếm 36,40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Chia sẻ thông tin về thị trường này, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết, mới đây Mỹ đã ban hành chính sách cho phép áp dụng điều tra trợ cấp xuyên quốc gia. Chính sách này nhằm vào những ngành gia công và nhiều nguyên phụ liệu đầu vào. Theo đó, nếu Việt Nam mua nguyên phụ liệu từ nước thứ 3, và nước này trợ cấp sản xuất nguyên phụ liệu này thì khi Việt Nam mua sử dụng sản phẩm này để sản xuất và xuất khẩu sẽ bị đánh thuế.

“Không chỉ Mỹ, mà cả EU cũng đang nghiên cứu triển khai chính sách này. Do đó, việc có một trung tâm giao dịch nguyên liệu liệu là cần thiết để doanh nghiệp đa dạng nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, để tránh bị phụ thuộc vào một thị trường”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU
Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA? Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA?
Duy Khang
Nguồn:

Đọc nhiều

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã có những chia sẻ về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp, động lực hợp tác song phương Việt Nam-Pháp và những định hướng trong tương lai.
Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Việt Nam khẳng định vai trò tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Việt Nam khẳng định vai trò tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ là hòa bình, dân chủ, đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển.
Bờ Biển Ngà ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Bờ Biển Ngà ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Bờ Biển Ngà từ ngày 09 - 12/7/2025, ngày 11/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà Woi Mela Gaston, hội kiến Phó Chủ tịch Thượng viện Sarra Fadika Sako. Trước đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập châu Phi và người Bờ Biển Ngà ở nước ngoài Kacou Houadja Léon Adom.
30 chi hội, liên chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đồng Nai tham gia Liên hoan Giai điệu hữu nghị lần thứ 6

30 chi hội, liên chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đồng Nai tham gia Liên hoan Giai điệu hữu nghị lần thứ 6

Sáng 13/7, tại Trường đại học Đồng Nai, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đồng Nai tổ chức Liên hoan Giai điệu hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ 6 năm 2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024