--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
06:00 | 14/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Phân chia thác Bản Giốc (Bài 8)

Trên nguyên tắc lấy Công ước Pháp Thanh 1887, 1895 cũng như thông lệ quốc tế, đường trung tuyến dòng chảy của thác Bản Giốc chính là cơ sở để phân định biên giới hai nước.
Kỳ quan miền biên ải: Thác Bản Giốc cùng làng đá trăm tuổi Khuổi Ky Kỳ quan miền biên ải: Thác Bản Giốc cùng làng đá trăm tuổi Khuổi Ky

Dòng thác đặc biệt trên đường biên giới của Việt-Trung khi ầm ào dữ dội trong mùa nước lớn, khi lại lơ thơ buông những ...

Đưa thác Bản Giốc trở thành khu du lịch quốc gia Đưa thác Bản Giốc trở thành khu du lịch quốc gia

TĐO - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết ...

Ngôi chùa bên thác Bản Giốc Ngôi chùa bên thác Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc mang nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo truyền thống của người Việt đang được hoàn thiện những ...

Thắng cảnh thế giới

Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên - Bản Ước, là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải, thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Cao hoàn toàn nằm về phía Việt Nam. Thác Thấp nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.

4736 ban gioc 2
Toàn cảnh thác Cao và thác Thấp ở Bẳn Giốc

Đây là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ).

Thác Bản Giốc cũng là một trong bốn khu vực C trọng điểm tồn lại trong quá trình Việt Nam và Trung Quốc đàm phán biên giới trên bộ. Căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các bản đồ, văn kiện kèm theo thì đường biên giới qua khu vực thác Bản Giốc được mô tả là đi giữa dòng sông Quây Sơn đến đỉnh thác chính (vì thác Bản Gốc là một bộ phận của sông Quây Sơn). Từ đỉnh dòng chính thác Bản Giốc đường biên giới kéo thẳng đến mốc 53 nằm bên sườn quả núi bên trái con đường đi.

Thống nhất sử dụng Công ước Pháp – Thanh làm cơ sở phân định

Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ: “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung”. Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ vẽ khác nhau ở phần phía trên đỉnh thác, nơi có hai dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình.

Khi hai bên đã thỏa thuận xong được nguyên tắc chung đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền, Việt Nam và Trung Quốc mỗi bên về thể hiện đường biên giới chủ trương của mình lên bản đồ địa hình chung do hai bên thỏa thuận trước. Đường biên giới chủ trương do hai bên tự xác định bởi các chuyên gia bản đồ, pháp lý, kỹ thuật của mỗi bên và được lãnh đạo các địa phương nơi đường biên giới đi qua xác nhận.

Khi trao đổi bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương thì đoạn đường biên giới qua khu vực sông Quây Sơn và thác Bản Giốc gần như trùng nhau hoàn toàn, chỉ có duy nhất một điểm khác biệt là ở thượng nguồn thác Bản Giốc mà trong Công ước Pháp-Thanh không mô tả.

4733 kinh nghiem du lich phuot thac ban gioc
Thác Cao được phân chia trên cơ sở đường trung tuyến dòng chảy có chiếu cố đến thực tế quản lý

Trong quá trình đàm phán, vì cả Việt Nam và Trung Quốc không có đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách của mình đối với cồn Pò Thoong, nên hai bên phải dựa vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã được hai bên thỏa thuận liên quan đến việc hoạch định biên giới theo sông suối biên giới: đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Vì vậy, khi phân giới cắm mốc tại khu vực này, hai bên đo đạc, xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam. Nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nêu trên thì toàn bộ cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thỏa thuận, hai bên đã cân nhắc, chiếu cố đến sự quan tâm và thực tế quản lý ở đây để thống nhất phương án hoạch định thích hợp nhất. Cuối cùng hai bên thống nhất xác định đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, hai phần ba thuộc về Trung Quốc và một phần ba thuộc về Việt Nam.

Thác Bản Giốc là khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiện, rất có giá trị đối với các hoạt động thể thao, du lịch có giá trị chung cho cả 2 bên. Cho nên, theo thông lệ quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc sẽ phải tính đến thỏa thuận hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc. Cụ thể hai nước đã đàm phán và đã ký được thỏa thuận hợp tác khai thác cảnh quan du lịch ở đây một cách hợp lý trên cơ sở tôn trọng đường biên giới đã được phân giới cắm mốc tại thực địa.

Từ tình hình nói trên, tôi cho rằng vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở khu vực này đã được giải quyết một cách thật sự công bằng, khách quan và cầu thị, hoàn toàn phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế, không có chuyện Việt Nam đã để mất thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc như một số người, do vô tình hay cố ý, viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 70 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.

Đáng tiếc là những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp Thanh 1887, 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Khai thông đường sắt Đồng Đăng-Bằng Tường: Đóng băng tranh chấp để tàu lăn bánh (bài 7)

Khai thông đường sắt Đồng Đăng-Bằng Tường: Đóng băng tranh chấp để tàu lăn bánh (bài 7)

Sau khi quan hệ ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc được khôi phục, tiếp theo sau việc ưu tiên nối lại các cuộc đàm phán giải quyêt tranh chấp biên giới, lãnh thổ là việc khai thông tuyến đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường và Lào Cai- Sơn Yêu, những tuyến đường sắt quốc tế, đã từng giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển các bang giao kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng giữa 2 nước “núi liền núi sông liền sông”…
Những 'điểm nóng' biên giới Việt – Trung: Ải Nam Quan ở đâu? (Bài 6)

Những 'điểm nóng' biên giới Việt – Trung: Ải Nam Quan ở đâu? (Bài 6)

20 năm kể từ khi Hiệp định hoạch định biên giới đất liền Việt-Trung được ký kết, trên 12 năm công tác phân giới, cắm mốc được hoàn thiện, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về quá trình đàm phán giải quyết các tranh chấp biên giới, nhất là ở một số khu vực nhạy cảm: thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, bãi Tục Lãm ở cửa sông Bắc Luân...
Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh

Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh

Lịch sử đã chứng minh trong mọi thời điểm quan hệ với đất nước láng giềng này cần sự khéo léo, mềm dẻo nhưng cũng không kém phần kiên quyết.
Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 31/3, tại cửa khẩu quốc tế Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.
Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Các địa phương biên giới của tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã có 9 cặp kết nghĩa (7 cặp kết nghĩa bản với bản, 1 cặp kết nghĩa giữa xã với trấn, 1 cặp kết nghĩa phường-trấn).
Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024