--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
08:07 | 10/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những 'điểm nóng' biên giới Việt – Trung: Ải Nam Quan ở đâu? (Bài 6)

20 năm kể từ khi Hiệp định hoạch định biên giới đất liền Việt-Trung được ký kết, trên 12 năm công tác phân giới, cắm mốc được hoàn thiện, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về quá trình đàm phán giải quyết các tranh chấp biên giới, nhất là ở một số khu vực nhạy cảm: thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, bãi Tục Lãm ở cửa sông Bắc Luân...
Nepal muốn đối thoại song phương về tranh chấp biên giới với Trung Quốc Nepal muốn đối thoại song phương về tranh chấp biên giới với Trung Quốc

Theo Nepal times, tờ Annapurna Post tiết lộ rằng một số làng ở Nepal thực sự nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Nepal cho rằng ...

Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam

Mỗi cột mốc nơi biên giới đều mang ý nghĩa thiêng liêng là đánh dấu chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. ...

Để làm sáng tỏ những thắc mắc, nghi ngờ đó, với tư cách là người trực tiếp tham gia đàm phán, phân giới, cắm mốc, tôi xin cung cấp những thông tin chính thức về quá trình giải quyết ở một số khu vực được coi là “điểm nóng” của biên giới đất liền Việt – Trung.

5902 hinh 7 ainamquan taken 1908
Ảnh chụp Ải Nam Quan từ đầu thế kỷ 20

“Hữu Nghị Quan”, còn có tên “Ải Nam Quan”, “Mục Nam Quan” (Cửa ải nhìn về phương Nam), là một cửa khẩu biên giới Trung Quốc - Việt Nam, nằm ở thôn Ải Khẩu, trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hữu Nghị Quan cách Bằng Tường 15 km về phía tây và cách Đồng Đăng 5 km về phía bắc.

Khu vực biên giới Hữu Nghị Quan là một trong 164 khu vực loại C, là những khu vực được hình thành sau khi Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đối chiếu bản đồ đường biên giới chủ trương năm 1994. Khu vực này liên quan đến đoạn biên giới đi qua tuyến đường bộ nối liền hai nước và đi qua tuyến đường sắt liên vận.

Đường biên giới Việt - Trung đi qua tuyến đường bộ đã được mô tả trong Biên bản hoạch định năm 1886 giữa Pháp và nhà Thanh là "đường biên nằm ở phía nam Ải Nam Quan, trên con đường từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng”. Khi phân giới, Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc), đã cắm mốc số 18 để cố định đường biên giới này, vị trí của mốc này cũng được mô tả là "nằm trên con đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng". Tuy nhiên mốc này đã bị mất. Trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894, địa danh “Ải Nam Quan” được thể hiện ở phía Bắc đường biên giới.

Theo biên bản phân định biên giới Pháp-Thanh ngày 7-4-1886, đường biên giới khu vực Nam Quan được mô tả nguyên văn:

La Commission de Délimitation Franco-Chinoise a reconnu, le sept avril mil huit cent quatre-vingt-six, qu’à partir du point situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam-Quan, sur la route de Nam-Quan à Ðồng-Ðăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci-joint,…

Tạm dịch:

Ủy ban Pháp-Trung phân định Biên giới nhìn nhận: từ một điểm được xác định cách cổng Nam Quan 100 thước trên đường từ Nam Quan về Ðồng Ðăng, đường biên giới theo hướng Tây, đi lên đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn binh được đánh dấu là điểm A ở trên sơ đồ kèm theo đây…

Theo biên bản cắm mốc trên thực địa ngày 21-4-1891 cột mốc tại khu vực Nam Quan được xác định như sau:

“Cột thứ 18, Trấn Nam Quan ngoại 鎭南關外: Trên đường Nam Quan về Ðồng Ðăng, cách cửa khoảng 100 thước về hướng Nam. Nguyên văn tiếng Pháp trong biên bản: A environ 100m en avant de la porte de Nam-Quan.”

Như vậy, căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thoả thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam “Ải Nam Quan”, chứ không phải đi qua “Ải Nam Quan” theo tiềm thức của người Việt Nam.

Khi thể hiện đường biên giới chủ trương ở khu vực này, Việt Nam đã vẽ đường biên giới (màu đỏ trên bản đồ). Theo đó, đường biên giới chủ trương của Việt Nam không vẽ qua “Ải Nam Quan” mà vẽ về phía nam “Ải Nam Quan”. Còn đường biên giới chủ trương của Trung Quốc (màu xanh trên bản đồ) vẽ lệch về phía nam, đi qua cột Km số 0 trên tuyến đường bộ nối liền giữa hai nước. Với hai đường biên giới chủ trương khác nhau đó, hai bên tạo thành khu vực 294C, khá rộng, trải dài từ tây sang đông của tuyến đường bộ.

5859 biengioi01 3112015

Bản đồ phân giới Việt - Trung tại khu vực ải Nam Quan

Trong khi đàm phán hoạch định đường biên giới ở khu vực này, hai bên đều không có đủ căn cứ pháp lý rõ ràng để bảo vệ đường biên giới chủ trương của mình. Vì vậy đã thống nhất lựa chọn một đường biên giới theo các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận để hoạch định biên giới ở các khu vực loại C có nhận thức khác nhau.

Đường màu tím trên sơ đồ kèm theo là đường biên giới đã được hoạch định cuối cùng mà hai bên chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản mà hai bên thỏa thuận, đảm bảo công bằng, thỏa đáng cho cả hai bên, đảm bảo lợi ích cơ bản lâu dài của hai nước.

5937 95068c0d51aaacf4f5bb

TS Trần Công Trục trong một chuyến đi khảo sát thực địa biên giới Việt - Trung

Như vậy không có chuyện Việt Nam đã "nhường" Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh

Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh

Lịch sử đã chứng minh trong mọi thời điểm quan hệ với đất nước láng giềng này cần sự khéo léo, mềm dẻo nhưng cũng không kém phần kiên quyết.
Bài 4: Biên giới quốc gia trước sức mạnh mềm trong thế giới phẳng

Bài 4: Biên giới quốc gia trước sức mạnh mềm trong thế giới phẳng

Những thay đổi của tình hình mới cũng như sự phát triển trong thời đại công nghệ thông tin kéo theo những đổi thay trong nhận thức, quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Bài 3: Biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc

Bài 3: Biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc dài hơn 1.400 km. 7 tỉnh của Việt Nam gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
Nậm Cắn – mảnh đất tiền tiêu

Nậm Cắn – mảnh đất tiền tiêu

Nơi ấy, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào; có 4 bản biên giới với nhiều đường mòn, lối mở… Nhưng, Nậm Cắn - mảnh đất tiền tiêu của xứ Nghệ vẫn luôn đảm bảo an ninh trật tự bằng những đóng góp không mệt mỏi của đội ngũ già làng, trưởng bản. Nhờ đó, những bản làng của đồng bào Mông, Thái, Khơ mú đang đổi thay từng ngày bằng các mô hình sinh kế hiệu quả…
Thừa Thiên Huế: Nhân lên niềm tự hào, trách nhiệm thiêng liêng

Thừa Thiên Huế: Nhân lên niềm tự hào, trách nhiệm thiêng liêng

Sau gần một giờ hành quân vượt những cung đường dốc quanh co, khúc khuỷu, chúng tôi đến cột mốc 666, nằm trên tuyến biên giới giữa thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sekong (Lào).
Chùa Tân Thanh - chốn tâm linh nơi cửa ngõ biên giới Việt - Trung

Chùa Tân Thanh - chốn tâm linh nơi cửa ngõ biên giới Việt - Trung

Tọa lạc gần cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), chùa Tân Thanh được biết đến với vẻ đẹp tựa như bức tranh phong cảnh hữu tình với kiến trúc chùa thuần Việt, lưng tựa vào núi. Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây, nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái. Bước chân qua cổng tam quan, bao muộn phiền hồng trần dường như được bỏ lại phía sau…

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.