Khi EU và Canada đáp trả mạnh mẽ trước đòn thuế quan của Mỹ, một số quốc gia như Anh, Mexico, Úc... lại chọn con đường thận trọng hơn: đàm phán thay vì đối đầu. Chiến lược này giúp họ tránh được căng thẳng thương mại leo thang, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phải đối phó với một chính quyền Mỹ sẵn sàng dùng thuế quan làm đòn bẩy trong đàm phán.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm nay, chính quyền Mỹ liên tục sử dụng thuế quan như một công cụ gây áp lực lên các đối tác thương mại chính. Điều này buộc các quốc gia liên quan phải thực hiện các biện pháp đáp trả nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Chính sách thuế quan của Mỹ không chỉ phá vỡ quy tắc vận hành của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra bất ổn lớn mà còn gây tổn hại cho chính nền kinh tế và uy tín của Mỹ.
Mới đây, phim chuyên đề “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) sản xuất phát sóng tại nhiều nước như Việt Nam, Peru, Brazil...
Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ tác động đến đối thủ mà còn khiến các đồng minh của Washington phải tìm hướng đi riêng. Theo giới chuyên gia, thay vì tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác đang tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và các khối kinh tế lớn khác.
Bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã triển khai hàng loạt chính sách thương mại mới điều chỉnh cán cân kinh tế và phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Dưới đây là những bước đi quan trọng của chính quyền Trump cùng phản ứng từ các quốc gia liên quan.
Chỉ trong 50 ngày đầu tiên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt chính sách quyết liệt, từ siết chặt nhập cư, áp thuế quan cho đến tái định hình trật tự thế giới. Nhà Trắng gọi đó là “50 chiến thắng”, nhưng giới phân tích quốc tế lại có cái nhìn thận trọng hơn.
Ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật ngân sách tạm thời kéo dài đến hết tháng 9/2025, chấm dứt nguy cơ chính phủ liên bang bị đóng cửa một phần sau nhiều tranh cãi căng thẳng tại Quốc hội.
Nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nông sản từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/3. Việc này có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực hay không? Chuyên gia kinh tế Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia Trung Quốc Vương Liêu Vệ đã đưa ra phân tích về vấn đề này...
Giới chuyên gia châu Âu lo ngại chính sách đơn phương ngày càng leo thang của Mỹ không chỉ đẩy nền kinh tế nước này rơi vào nguy cơ “suy thoái Trump” hoặc thậm chí “lạm phát đình trệ”, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa tiêu cực toàn cầu. Châu Âu, vốn đang trên đà phục hồi kinh tế mong manh, có thể chịu cú sốc nghiêm trọng, thậm chí đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ công mới trong khu vực đồng euro.
Việc chính quyền Mỹ gần đây đóng băng viện trợ nước ngoài, tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc và áp thuế với Canada, Mexico đã gửi đi thông điệp rõ ràng về chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Sự thay đổi này tạo cơ hội để Trung Quốc mở rộng quan hệ kinh tế và chính trị trên toàn cầu.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump khi trở lại Nhà Trắng lần hai đang làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Việc áp thuế mạnh tay không chỉ khiến chi phí sản xuất gia tăng mà còn đặt các tập đoàn quốc tế vào tình thế buộc phải dịch chuyển sản xuất và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro.
Từ ngày 12/3, Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, dẫn đến làn sóng chỉ trích và bất mãn từ nhiều quốc gia. Những ngày gần đây, nhiều nước đã đưa ra biện pháp đáp trả, phong trào tẩy chay hàng hóa Mỹ đang gia tăng mạnh mẽ ở một số quốc gia. Chính sách "gậy thuế quan" không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác mà còn gây hại cho chính nền kinh tế Mỹ, đe dọa uy tín và triển vọng tăng trưởng.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Đại sứ Nam Phi không còn được chào đón ở Mỹ, sau những bình luận của ông về Tổng thống Trump. Việc trục xuất Đại sứ Nam Phi sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Nam Phi càng thêm căng thẳng.
Dữ liệu cho thấy việc áp thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều ngành công nghiệp của Mỹ, từ dược phẩm đến máy móc...
Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Trump hai lần tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thêm 10%, viện dẫn vai trò của Trung Quốc trong cung cấp tiền chất fentanyl. Bắc Kinh đáp trả bằng kiểm soát xuất khẩu khoáng sản, áp thuế nông sản Mỹ, đưa công ty Mỹ vào danh sách không đáng tin cậy, điều tra doanh nghiệp Mỹ và kiện lên WTO... Các biện pháp của Trung Quốc vừa cứng rắn vừa để ngỏ khả năng đàm phán.
Các chuyên gia khuyến nghị, để tránh "đòn oan" trong thương chiến, Việt Nam cần có chiến lược minh bạch xuất xứ hàng hóa, mở rộng thị trường, chủ động đối thoại với Mỹ nhằm cân bằng thương mại...
Chính quyền mới của Mỹ đang liên tục gia tăng áp lực thuế quan lên các đối tác thương mại, gây lo ngại sâu sắc trong nhiều quốc gia châu Âu. Chính sách này có thể làm gián đoạn thị trường, suy giảm đầu tư và trầm trọng thêm khó khăn kinh tế châu Âu.
Bối rối trước những thay đổi liên tục trong chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, một số doanh nghiệp Mỹ đã giảm đơn đặt hàng hoặc tạm hoãn kế hoạch đầu tư.
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh lập tức có động thái đáp trả mạnh mẽ nhưng vẫn giữ thế cân bằng. Không còn bị bất ngờ như năm 2018, Trung Quốc lần này áp dụng chiến lược linh hoạt, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và gia tăng sức mạnh nội tại.
Ngày 14/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lạc quan về khả năng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chấm dứt, sau khi Washington có các cuộc thảo luận hiệu quả với Tổng thống Nga Vladimir Putin.